Nghịch lý Solow và tác động của công nghệ tới kinh doanh số

The Solow Paradox "You can see the benefits of technology everywhere except in productivity statistics

Mỗi khi lập kế hoạch chiến lược hay lên ngân sách cho công nghệ thông tin (CNTT), các anh chị CSO (strategy/ chiến lược), CDO (digital), CIO (IT) lại "được" CEO với BOD hỏi: Thế công nghệ đã làm đóng góp được gì cho kinh doanh? Giá trị công nghệ đem lại là gì? CNTT năm nay làm ra được bao nhiêu tiền? BVIT (Business Value of IT), hay giá trị kinh doanh của CNTT luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Bài viết này muốn được nghe chia sẻ của các anh chị về tác động của công nghệ - nếu ta có thể lượng hóa được nó, tới cuộc sống, và cụ thể là tới các doanh nghiệp và nền kinh tế, từ khía cạnh năng suất lao động. 

 

Nghịch lý Solow

Có một nghịch lý nổi tiếng xoay quanh nội dung này mang tên Solow Computer Paradox (Nghịch lý Solow), do Robert Solow, người đoạt giải Nobel kinh tế khởi xướng. Phát biểu của ông nói rằng: 

You can see the computer age everywhere but in the productivity statistics.

(Tạm dịch: Bạn có thể thấy thế hệ máy tính hiện diện khắp mọi nơi nhưng không phải trong các thống kê năng suất.

Đây là một tuyên bố rất mạnh mẽ và gây nhiều tranh cãi. Tăng trưởng năng suất trong những thập kỷ qua đã không theo kịp với gia tăng trong chi cho CNTT, tổng đầu tư của doanh nghiệp vào phần cứng, phần mềm, trung tâm dữ liệu, mạng lưới và nguồn nhân lực có liên quan. Hiện tại, khoản chi này gần 6 nghìn tỷ đô la mỗi năm và tăng gần 20 lần trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 2015. Trong cùng thời gian này, GDP toàn cầu chỉ tăng gấp 3 lần. Đây chính là điều nghịch lý đề cập đến. 

Chúng ta có nên suy ra rằng đầu tư công nghệ không giúp chúng ta tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn?

Nếu đúng như vậy thì các công ty, doanh nghiệp nên ngừng việc đầu tư cho CNTT. Nhưng cả cả trực giác và thực tế đều đi ngược lại kết luận này. Chưa có một lãnh đạo cấp cao nào phát biểu sẽ ngừng chi cho CNTT và quay lại quy trình những năm 1920 cả. 

Chi cho CNTT tăng 20 lần trong khi GDP tăng 3 lần (1980-2015)

Tranh luận quanh nghịch lý Solow

Có 3 lý do luận điểm tranh luận về Nghịch lý Solow: 

  1. Cách đo. Có lẽ công nghệ có tác động có lợi nhưng chỉ tới năng suất kinh tế, không tác động nhiều tới GDP nên thước đo này khá hạn chế.
  2. Độ trễ. Có thể công nghệ có tác động tích cực đến GDP, nhưng sẽ chỉ hiển thị sau một khoảng thời gian dài.
  3. Bị trung hòa. Có thể nó có tác động tích cực đến GDP và trong ngắn hạn, nhưng nó đã bị trung hòa bởi các nhân tố kinh doanh khác.


Hẳn là các tiến sĩ kinh tế hay các cố vấn cấp cao của chính phủ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc lượng hóa tác động của công nghệ tới xã hội khi tham vấn cho thủ tướng và chính phủ?


Còn theo kinh nghiệm thực tế với doanh nghiệp thì sao? Có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Và câu trả lời, tất nhiên, thay đổi theo ngành và phụ thuộc vào vị trí bắt đầu của các công ty cụ thể. Trong báo cáo của BCG năm 2017, BCG khẳng định có một mối tương quan tích cực giữa đầu tư công nghệ và tổng lợi nhuận. Các công ty đi đầu về hiệu quả có chỉ số đóng góp của công nghệ cao hơn so với mức trung bình của ngành. Những kết quả này cũng phù hợp với một nghiên cứu khác của Harvard Business Review tập trung vào ngành dịch vụ tài chính, nơi các đơn vị đi đầu về kỹ thuật số vượt trội về mức độ trung thành của khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Điều này cũng đúng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một nghiên cứu năm 2013 của BCG cho thấy rằng các đon vị đi đầu trong áp dụng công nghệ vượt xa các đơn vị khác tới 13%. Đó là ở các thị trường phát triển, còn ở các thị trường mới nổi, con số đó là 15%.

Có lẽ đã đủ để các anh chị xây dựng đề xuất cho đầu tư vào công nghệ rồi chứ? 

Nguồn tham khảo

Technology Makes the Difference, khóa học Digital Transformation trên Coursera: https://www.coursera.org/learn/bcg-uva-darden-digital-transformation

 

 

Category