Nghiệp vụ thanh toán bù trừ trong ERP diễn ra như thế nào?

Trung tâm thanh toán bù trừ

Trung tâm thanh toán bù trừ hay phòng thanh toán bù trừ, tiếng Anh gọi là clearing house.

Trung tâm thanh toán bù trừ hoạt động như một trung gian giữa người mua và người bán nhằm đảm bảo giao dịch được thực hiện trơn tru từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Vai trò chính của nó là đảm bảo rằng người mua và người bán tôn trọng nghĩa vụ hợp đồng của họ.

Trách nhiệm của trung tâm thanh toán bù trừ bao gồm việc thiết lập tài khoản giao dịch, thanh toán bù trừ, thu giữ tiền kí quĩ, giao nhận những công cụ mua bán, và báo cáo dữ liệu giao dịch.

Trung tâm thanh toán bù trừ hoạt động như một bên thứ ba trong tất cả các hợp đồng tương lai và quyền chọn. Họ là người mua cho bên bán và là người bán cho bên mua.


Phòng thanh toán (clearing house) là gì ?

Phòng thanh toán (clearing house) là nơi các ngân hàng thanh toán gặp nhau hàng ngày để thanh toán với nhau các khoản nợ phát sinh từ việc phát hành séc của khách hàng và các chứng khoán khác. Chẳng hạn, khi khách hàng của ngân hàng A phát hành một tấm séc trả cho khách hàng của ngân hàng B và người khách hàng này gửi tấm séc đó vào ngân hàng B, thì như vậy ngân hàng A nợ ngân hàng B số tiền bằng số tiền ghi trong tấm séc đó. Nếu có hàng nghìn giao dịch như vậy diễn ra hàng ngày, thì tất cả các ngân hàng đều nợ nhau. Vai trò của phòng thanh toán là tập hợp tất cả các tấm séc này lại, tính toán bù trừ cho nhau và các ngân hàng chỉ cần thanh toán cho nhau phần chênh lệch trong ngày bằng cách chuyển một phần số dư của họ ở ngân hàng trung ương sang tài khoản của ngân hàng mà họ nợ.

Hiểu rõ hơn về trung tâm thanh toán bù trừ

Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ tham gia vào tiến trình sau khi người bán và người mua thực hiện một giao dịch. Vai trò của họ là củng cố các bước dẫn đến việc hoàn thành một giao dịch. Là một bên trung gian, một trung tâm thanh toán bù trừ đem lại sự an toàn, hiệu quả và là một phần không thể thiếu cho sự ổn định của thị trường tài chính.

Việc trung tâm thanh toán bù trừ đảm nhiệm vị thế ngược lại trong mỗi giao dịch giúp giảm nhiều chi phí cũng như hạn chế rủi ro khi phải thiết lập nhiều giao dịch giữa các bên khác nhau. Tuy nghĩa vụ của họ là làm giảm rủi ro, nhưng việc họ đóng cả vai trò là bên mua và bên bán ban đầu khiến cho họ thành đối tượng chịu rủi ro vỡ nợ từ cả hai bên. Để hạn chế việc này, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu một khoản tiền kí quĩ (kí quĩ ban đầu và kí quĩ duy trì).

Thị trường tương lai là nơi có liên quan nhiều nhất với trung tâm thanh toán bù trừ vì sản phẩm tài chính của nó đều có đòn bẩy và cần phải có một bên trung gian giúp ổn định. Mỗi sàn giao dịch sẽ có trung tâm thanh toán bù trừ riêng. Mọi thành viên trên sàn được yêu cầu phải hoàn tất giao dịch của họ qua trung tâm thanh toán bù trừ vào cuối mỗi phiên và phải nạp khoản tiền tương ứng với mức kí quĩ yêu cầu để duy trì số dư trong tài khoản cho trung tâm thanh toán bù trừ.

Thanh toán bù trừ từ hệ thống ERP chuyển tiếp đến các định chế tài chính diễn ra như thế nào?

Trong các phần mềm ERP với module Kế toán thường có nghiệp vụ để tiến hành thanh toán bù trừ tại các trung tâm. Thí dụ với giải pháp Odoo, người dùng có thể tạo ra file CSV chứa toàn bộ thông tin liên quan đến xử lý thanh toán tại các trung tâm thanh toán bù trư (Clearing House) như NACHA (National Automated Clearing House Association).

Category