Lý thuyết con gián - góc nhìn độc đáo của CEO Google

Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ xảy ra không như mong muốn. Thay vì phản ứng một cách cực đoan, tiêu cực, hãy nghĩ cách để ứng phó.

Gia nhập Google từ năm 2004, Sundar Pichai dần tìm được chỗ đứng của bản thân và được bổ nhiệm làm CEO của Google.

Cho tới nay, Sundar Pichai đã khẳng định được tài năng và chỗ đứng của bản thân khi được bổ nhiệm làm CEO của Google. Hiện tại ông cũng là CEO của Alphabet, công ty mẹ của Google.

Sundar Pichai sinh năm 1972. Ông sống và lớn lên tại Ấn Độ trước khi chuyển sang Mỹ lấy bằng công nghệ của Đại học Stanford. Từ nhỏ Pichai đã có năng khiếu đặc biệt khi có khả năng ghi nhớ rất tốt - ông có thể nhớ mọi số điện thoại mình từng gọi.

Gia nhập Google từ năm 2004, bắt đầu công việc với công cụ Google Search nhưng rất nhanh chóng, Pichai thể hiện được tài năng và tầm ảnh hưởng của mình đối với những mảng công việc ông tham gia. Điển hình, Pichai có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Google Chrome – trình duyệt được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

Với tài năng và những đóng góp của mình, Pichai được Larry Page (đồng sáng lập Google) tin tưởng giao phụ trách hầu hết dự án quan trọng của Google hiện nay.

CEO Sundar Pichai. 

Tài năng của Pichai là điều không cần bàn cãi, góc nhìn của ông đối với thế giới cũng đặc biệt độc đáo. Nổi tiếng nhất trong các bài phát biểu của Sundar Pichai có thể kể đến Lý thuyết con gián.

Câu chuyện được bắt đầu tại nhà hàng, một con gián từ đâu đó đột nhiên xuất hiện và bay thẳng tới một người phụ nữ. Cô ấy gần như hoảng loạn và bắt đầu hét lên vì sợ hãi. Với vẻ mặt căng thẳng, người phụ nữ vội vàng nhảy lên và vung tay loạn xa với hy vọng cố gắng thoát khỏi con gián kia.

Phản ứng đó rất dễ lây lan, vì mọi người trong nhóm của cô cũng bắt đầu hoảng loạn. Người phụ nữ cuối cùng cũng xoay sở để đuổi được con gián đi nhưng vô tình nó bay thẳng đến một người phụ nữ khác trong nhóm. Bây giờ, đến lượt người phụ nữ kia có những biểu hiện tương tự.

Nhân viên phục vụ vội vàng tiến đến để “giải cứu” họ. Trong quá trình đó, người phụ nữ trong nhóm đã đuổi được con gián đi nhưng nó lại rơi đúng vào người phục vụ.

Khác với hai nữ thực khách, người phục vụ có dáng vẻ bình tĩnh, anh ta từ từ quan sát hành động của con gián trên áo mình rồi khi đủ tự tin, anh ấy nắm lấy nó bằng ngón tay và ném ra khỏi nhà hàng.

Nhấm nháp ly cà phê, Sundar Pichai quan sát toàn bộ câu chuyện và trong tâm trí ông hiện lên vài suy nghĩ. Liệu con gián có chịu trách nhiệm cho những biến cố vừa rồi? Nếu đúng như vậy, tại sao người phục vụ không bị hoảng loạn?

Liệu những hỗn loạn kia có thực sự do con gián gây ra? Ảnh: Medium.

ly thuyet con gian anh 2

Liệu những hỗn loạn kia có thực sự do con gián gây ra? Ảnh: Medium.

Thực tế, những hỗn loạn kia không phải do con gián gây ra mà nó đến từ sự hoảng loạn trong việc xử lý của những quý cô.

Cũng tương tự như vậy, việc kẹt xe hay gặp những tiếng la hét khó chịu trên đường không phải là vấn đề chính mà chủ yếu là do cách thức, thái độ của mỗi chúng ta khi phản ứng lại với chúng.

Nỗi sợ "nghiệm thu phần mềm"


Đây là vấn đề khá hiện hữu ở các dự án Nhà nước, thậm chí cả các dự án xảy ra tại doanh nghiệp tư nhân. Trong các dự án xây dựng cũng hiện hữu những nỗi sợ như vậy. Có những vấn đề nhỏ, nhưng lại được "bé xé ra to". Hoặc có những vấn đề mà xác suất xảy ra chỉ 1%, nhưng chủ đầu tư yêu cầu phải giải quyết triệt để để sản phẩm hoàn chỉnh nhất. Khi cái "lý" được đưa ra để đôi co giữa 2 bên, thì đơn vị sản xuất cũng áp dụng hình thức tương tự, đó là cắt bỏ các yêu cầu thay đổi ngoài hợp đồng vì những yêu cầu bổ sung sau khi phần mềm đã hoàn thiện là nguồn gốc của những vấn đề chỉ 1% ở trên.

Một dự án chỉ có thể nghiệm thu khi từng module phải được chấp nhận nghiệm thu (tương ứng với một phòng ban). Trong khi nhà thầu lúc nào cũng lo sợ rằng 1+1 không bằng 2. Có rất nhiều yếu tố góp vào cái vòng tròn luẩn quẩn (vicious circle), và cứ thể 2 bên mải mê đi giải bài toán "con gà, quả trứng" mà không có hồi kết. Tất cả đều có nguyên nhân từ nỗi sợ trách nhiệm, nỗi sợ "dự án lỗ" của đơn vị sản xuất.

Nỗi sợ thậm chí chỉ là phát hiện ra một lỗi dù là rất nhỏ, dẫn đến một module có chứa lỗi đó chưa thể nghiệm thu, từ đó dẫn đến cả dự án cũng chưa thể nghiệm thu, tạo ra hiệu ứng domino "nỗi sợ". Không những thế hiệu ứng FOMO (sẽ nói ở dưới) cũng tạo ra tâm lý sợ thiệt, sợ phải "gánh team", sợ "sự xuất hiện của phần mềm đem lại nhiều việc hơn cho bản thân".

Xem thêm: Bí quyết nghiệm thu dự án phần mềm

Nỗi sợ trong cuộc sống hiện đại

Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ xảy ra không như mong muốn. Nếu không muốn biến chúng trở nên hỗn loạn thì thay vì phản ứng một cách cực đoan, tiêu cực, hãy nghĩ cách để ứng phó.

Hiệu ứng FOMO

FOMO là từ viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out. Đây là hiệu ứng tâm lý chỉ những người sợ bỏ qua mất cơ hội nào đó. Đã bao giờ bạn sử dụng một đồ dùng công nghệ nào đó vì bạn sợ mình bỏ qua cái gì chưa được trải nghiệm hay chưa?

Bạn luôn sợ mình ít bạn bè nên tìm mọi cách hẹn hò, gặp gỡ thật nhiều người bạn, kết quả là có quá nhiều mối quan hệ không quan trọng!

Bạn luôn sợ rằng việc bạn làm tuy là đúng đắn, kiếm tiền chân chính nhưng cuối cùng những người bạn khác lại giàu gấp 3 lần bạn. Những người bạn này hay check-in ở chỗ sang chảnh, chơi tenis và golf thường xuyên.

Kết luận

Một lời khuyên tốt được đưa ra bởi nhiều nhà tâm lý học là bạn nên giữ bình tĩnh trong những lúc căng thẳng. Điều này giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo một góc nhìn khác và giúp nghĩ ra cách xử lý.

“Life is 10% what happens to you and 90% how you react to it.” - Charles R. Swindoll

st

Category