Outsource Là Gì? Bạn Nên Chọn Công Ty Product Hay Outsourcing?

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay, ngành công nghệ thông tin (IT) của Việt Nam ngày càng phát triển thần tốc. Song hành với đó là sự ra đời của nhiều các công ty product và outsourcing.

Outsourcing và Product là hai thuật ngữ thường gặp trong nhiều ngành hiện nay, nhưng không phải ai cũng đủ hiểu để lựa chọn tham gia loại công ty phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình.

Để giải quyết những băn khoăn của họ, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Outsource, Product và so sánh để giúp các lập trình viên có cái nhìn rõ hơn.

Outsource là gì?

Làm Outsource là gì?

Khi nhắc đến outsource, ta có thể hiểu đó là hình thức thuê nguồn nhân lực ngoài công ty để thực hiện các công việc cần thiết khi công ty không đủ nhân lực hoặc cần đẩy nhanh tiến độ.

Không chỉ giúp công ty tiết kiệm, hình thức Outsource còn là giải pháp cho tình trạng thiếu hụt nhân lực rộng rãi hiện nay.  

*Fun fact: Hình thức Outsourcing xuất hiện vào năm 1989 và được công nhận là một chiến lược kinh doanh. Từ đó, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong kinh doanh – kinh tế trong suốt những năm 1990 và cho đến thời điểm hiện tại.

Công ty Outsource là gì?

Một khi bạn đã hiểu “làm outsource là gì”, định nghĩa công ty Outsourcing cũng không còn khó hiểu nữa.

Công ty Outsourcing là công ty được một đơn vị, cá nhân khác thuê để phát triển phần mềm. Mục tiêu cuối cùng của họ chính là các khách hàng (clients). Họ không hề sở hữu các sản phẩm họ làm ra. Đồng thời, họ cũng không cần phải quảng bá để tăng doanh thu sản phẩm.

Công ty Outsource chỉ nhận tiền từ dự án hoặc lương tính theo giờ.

Product là gì?

Định nghĩa về làm Product

Đây là một định nghĩa trái ngược hoàn toàn với Outsource. Product được hiểu là nguồn nhân lực “tay trong” của một doanh nghiệp. Họ làm việc ngày đêm để tạo ra thành phẩm cho chính công ty của mình.

Công ty Product là gì?

Chi tiết hơn, công ty Product là công ty trực tiếp sản xuất; tự phát hành; quảng bá và kinh doanh sản phẩm điện tử do chính họ chế tạo. Các sản phẩm này thường nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trực tiếp (users).

Từ đó, nguồn thu nhập chính của công ty Product là từ lợi nhuận từ việc bán hàng những sản phẩm do họ làm ra. Họ chỉ có doanh thu khi người dùng mua sản phẩm của họ.

Ưu và nhược điểm khi làm việc tại Công ty Product và Outsourcing

Outsource hay Product, mỗi hình thức đều có những đặc thù riêng.

Nên làm Outsource hay Product?
Nên làm Outsource hay Product?

Công ty Outsourcing

Ưu điểm

  • Bạn được thử sức trong nhiều lĩnh vực và ngành trong và ngoài nước khi tham gia vào dự án outsourcing.
  • Công ty Outsourcing mang lại cho bạn nhiều thách thức thú vị và mở rộng được các mối quan hệ.

Nhược điểm

  • Bạn không được nắm toàn quyền kiểm soát chất lượng sản phẩm theo ý mình. Thay vào đó, bạn phải hành động theo yêu cầu của khách hàng.
  • Độ khó của thách thức mà bạn đối mặt sẽ tăng lên gấp đôi khi mà khách hàng của bạn cũng là dân trong ngành IT. Những nhận xét chuyên môn thỉnh thoảng làm bạn phát điên lên một tí.
  • Khi là thành viên của công ty Outsourcing, bạn buộc phải làm quen với việc làm thêm giờ (OT). Đó là chuyện cơm bữa khi bạn phải ở lại công ty làm việc đến tối và cả thứ 7, Chủ Nhật nữa.
  • Việc làm quá sức sẽ rút ngắn đi thời gian nghỉ ngơi của bạn. Đồng thời, nó sẽ ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ; đời sống cá nhân.

Công ty Product

Ưu điểm

  • Khi bạn làm việc tại công ty tự sản xuất phần mềm, bạn được phát triển kiến thức chuyên môn trong ngành công nghệ thông tin. Bạn có cơ hội hiểu rõ quy trình làm việc và quản lý một dự án hơn.
  • Những sinh viên mới ra trường khi làm việc tại công ty in-house sẽ được đào tạo từng bước, từ cơ bản cho đến nâng cao.
  • Bạn được tham gia quá trình sản xuất và toàn quyền kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình.
  • Công ty product thường phát triển một sản phẩm trong thời gian dài, nên đội ngũ nhân viên thường gắn kết và ổn định bền lâu.

Nhược điểm

  • Bạn sẽ phải chật vật chiến đấu với phát triển công nghệ trong thời gian dài nếu bạn không có đủ và vững kiến thức về chuyên ngành này. Hầu hết, công việc lập trình cần bạn phải có lên kế hoạch chi tiết cẩn thận.
  • Công ty Product thường phụ thuộc kinh tế vào doanh thu sản phẩm nên tài chính khá hạn hẹp.

Công ty Outsourcing và Product tại Việt Nam

Sau đây là danh sách một số công ty Product và Outsourcing tiêu biểu bạn có thể xem xét:

Các công ty Outsourcing Việt Nam

 

Các công ty Product Việt Nam

 

Hình thức nào cũng bao gồm nhiều doanh nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam và thế giới.

Product vs Outsource, nên chọn công ty nào?

Thực chất, không có câu trả lời nhất định nào cho câu hỏi “Nên làm Outsource hay Product”.

Với công ty Outsourcing, bạn được thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực đa dạng và network rộng mở. Không chỉ được tiếp xúc với nhiều người ở mọi ngành nghề, bạn còn có cơ hội tìm hiểu nhiều vấn đề trong cuộc sống. Nếu bạn muốn làm cho nhiều dự án khác nhau, Outsource sẽ là lựa chọn không tồi.

Mặc khác, công ty Product lại có tính ổn định và độ gắn kết khá cao. Đôi khi, sự ổn định và gắn kết này tạo động lực cho đội ngũ nhân viên để bạn có thêm niềm tin vào công việc. Nếu bạn muốn đóng góp vai trò vào quy trình phát triển sản phẩm và mang giá trị sản phẩm đến tay người dùng, bạn có thể chọn Product.

Lựa chọn công ty nào là tuỳ thuộc vào bạn. Hãy dành thời gian ngẫm nghĩ và xem xét để hiểu rõ thêm về công ty product và outsourcing. Từ đó, bạn sẽ chọn được hình thức phù hợp nhất với bản thân.

Category