Thường thì khi nói đến một tester giỏi, nhiều người chỉ nghĩ đến các kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Tất nhiên chúng rất quan trọng, nhưng đó không phải là tất cả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra bạn sẽ cần những gì ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn để có thể trở thành một tester giỏi!
Bạn có phải là một người cứng đầu, sáng tạo, đầy tính tò mò và thích tìm hiểu? Bạn có khả năng ngoại giao, và bạn có kiên trì không? Nếu có đủ những tính chất trên, nghe có vẻ bạn đã có những phẩm chất của một tester tuyệt vời rồi đấy!
Các kỹ năng mà nghề kiểm thử phần mềm yêu cầu đã được quy định khá rõ ràng và đôi khi sẽ làm bạn hơi “nản”: viết kịch bản cho test tự động hoá, tăng kiến thức về test phần mềm cho doanh nghiệp và theo kịp với các mảng công nghệ luôn thay đổi và tác động đến việc kinh doanh. Tuy nhiên, các phẩm chất - không chỉ là kỹ năng - của một người kiểm thử phần mềm cũng giải thích rất nhiều về việc có những tester vô cùng nổi trội, tuy nhiên có những tester chỉ được gọi là làm tốt công việc của họ mà thôi.
Sau đây là một vài những phẩm chất quan trọng của một tester phần mềm do các chuyên gia trong lĩnh vực tổng hợp lại.
Một cái đầu sáng tạo
Một bộ óc liên tục sáng tạo cho phép software tester suy nghĩ vượt ra khỏi cái hộp cũ, vì vậy, có thể thực hiện công việc vượt lên trên những gì gọi là “theo yêu cầu”.
“Các chuyên gia testcần phải suy nghĩ xa hơn những gì mà phần mềm và khách hàng mong đợi”, theo ISTQB Exam Certification, một trang web cung cấp tài nguyên cho những kỳ thi kiểm thử phần mềm quốc tế.
Một bộ não sáng tạo không ngừng cho phép tester xem xét được tất cả các cách mà người dùng có thể tương tác với ứng dụng tỏng quá trình test. Nói cách khác: Sự sáng tạo có thể là một trong những phẩm chất của một software tester hàng đầu.
Sự tò mò
Theo các tester có kinh nghiệm, việc bạn tò mò không nhất thiết phải liên quan đến chuyện bạn rất thông minh. Nhưng đây lại là một đặc điểm quan trọng đối của các chuyên ra QA bởi nó khuyến khích, khích lệ tester xác định những câu hỏi thú vị về phần mềm.
Hơn nữa, đây là về vấn đề đặt ra những câu hỏi, chứ chưa nhất thiết yêu cầu những câu trả lời.
Một tester nên phát triển sự tò mò cho bản thân để có thể nhìn thấy nhưng gì mà người khác chưa nhìn thấy, nghĩ đến những mảng mà chưa ai nghĩ đến và làm những việc mà chưa có ai làm hoặc dám làm.
Các công ty khi tuyển dụng software tester sẽ nhận ra giá trị của một ứng cử viên có trí tò mò. Thậm chí có một vài công ty còn liệt “có tính tò mò” vào danh sách đặc điểm họ muốn ửo ứng viên, đi cùng với tính sáng tạo và ham học hỏi.
Sự tự tin
Tính tò mò sẽ đi cùng sự tự tin. Bạn sẽ đặt ra những câu hỏi và đưa ra ý kiến của mình với người cùng nhóm, đối tác và các nhà phát triển thế nào nếu bạn không đủ tự tin để nói ra những gì mình nghĩ?
Thậm chí, khi bạn cạnh tranh với các đối thủ khác trong vòng ứng tuyển vào một vị trí, sự tự tin và khả năng chia sẻ ý kiến, suy nghĩ bản thân cũng giúp bạn gặp lợi thế so với những người còn lại.
Đôi khi, cứng đầu một chút cũng tốt, và quan trọng là hãy kiên trì
Thông thường, từ “cứng đầu” hoặc “bướng bỉnh” không hẳn là dùng để khen ngợi ai đó. Nhưng một tester được gọi là cứng đầu khi họ rất kiên trì, sẽ không bỏ cuộc cho đến khi tìm ra và báo cáo được lỗi trong phần mềm/ ứng dụng, từ đó developer sẽ có thể cải thiện. Đôi khi, test ad hoc có thể khá khó khăn để tìm ra nếu không có chỉ dẫn rõ ràng, nhưng một tester phần mềm cứng đầu sẽ không bao giừo bỏ cuộc. Không bao giờ!
Sự bướng bỉnh, phần nào đó giúp tạo nên lòng kiên trì!
Những tester tuyệt vời không bỏ cuộc. Họ có đủ kiên nhẫn để tìm ra càng nhiều lỗi càng tốt. Họ khám phá phần mềm, liên tục cố gắng cải thiện và tiếp nhận mọi thử thách một cách tích cực và kiên nhẫn.
Kỹ năng ngoại giao cũng rất quan trọng!
Những chuyên gia phần mềm “cứng đầu” kể trên cũng không thể tiến quá xa trừ khi họ có kỹ năng ngoại giao tốt.
Thách thức ở đây đó là làm thế nào để nói chuyện với một khách hàng. “Xin lỗi, thưa ông, không thể thực hiện theo cách đó”, “tuy nhiên tôi có một phương pháp phù hợp hơn để gợi ý cho ông”,… Bạn phải có cách ngoại giao với khách hàng của mình để không gây phiền toái cho họ, đồng thời giúp cho công việc diễn ra trơn tru hơn. Điều này sẽ có lợi cho cả đôi bên phải không?
Tất nhiên, có rất nhiều những yếu tố quan trọng khác để khiến bạn trở nên nổi bật trong công việc, và giữa các đồng nghiệp của mình. Điều quan trọng, đó là hãy luôn học hỏi, đừng ngại thử thách khó khăn và bạn sẽ có cơ hội thành công!
St