Thế nào là Pilot Testing? Ứng dụng trong thực tế?

Thế nào là Pilot Testing?

Pilot Testing là gì?

Pilot Testing là một loại kiểm thử phần mềm giúp xác minh một thành phần của hệ thống hoặc toàn bộ hệ thống hoạt động tốt trong điều kiện hoạt động thời gian thực hay không. Pilot Testing xác minh các chức năng chính của hệ thống trước khi đi vào sản xuất.

Pilot Test thuộc giai đoạn nào/
Pilot Testing được thực hiện giữa giai đoạn UAT và Production.

Trong Pilot Testing, một nhóm người dùng cuối được lựa chọn để sử dụng thử hệ thống, và cung cấp các feedback trước khi chúng ta thực hiện hiện việc triển khai đầy đủ hệ thống.

Pilot Testing được thực hiện từ quan điểm của người dùng, do đó, do đó biết được nhu cầu thực tế của sản phẩm.

Nói một cách khác, Pilot Testing nghĩa là tiến hành một buổi thử nghiệm cho khả năng sử dụng của hệ thống trước khi thực hiện triển khai.

Pilot Testing

Thí dụ: Pilot Testing đặt ra cho kế hoạch cài đặt một hệ thống Web của khách hàng để thử nghiệm về sự chịu tải của hệ thống khi đặt trong tình trạng sử dụng liên tục và thường xuyên. Đội phát triển có thể tạo ra môi trường mô phỏng người dùng, hoặc thiết kế hệ thống hộp cát (sandbox) cùng cơ chế giành quyền truy cập tài khoản (impersonation) để sẵn sàng cho quá trình thử nghiệm và khắc phục sự cố.

Phương thức kiểm tra phổ biến nhất đó là: thực hiện kiểm tra liên tục hệ thống để tìm ra các khu vực yếu. Những điểm yếu này được gửi lại cho đội phát triển sau đó dưới dạng bug report, và những lỗi này sẽ được fix ở bản build tiếp theo của hệ thống.

Trong quá trình này, Acceptance Test cũng được thực hiện như một phần của công đoạn kiểm tra tính tương thích (Compatibility testing). Acceptance Test được thực hiện khi một hệ thống mới được phát triển để thay thế cho một hệ thống cũ.

Trong kỹ thuật phần mềm, Pilot Testing sẽ trả lời các câu hỏi: liệu sản phẩm hoặc dịch vụ có một thị trường tiềm năng hay không?

Tại sao phải thực hiện Pilot Testing?

Tại sao phải thực hiện Pilot Testing?

Mục tiêu quan trọng nhất của Pilot testing là để gỡ lỗi phần mềm và thủ tục mà bạn sẽ sử dụng để test.

  • Giúp xử lý các lỗi trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, dẫn đến sản phẩm có chất lượng tốt và ít sai sót hơn.
  • Giúp kiểm tra sản phẩm của bạn sẵn sàng để phát triển toàn diện hay chưa.
  • Giúp dự đoán tỷ lệ thành công của sản phẩm.
  • Giúp đưa ra quyết định tốt nhất về việc phân bổ thời gian và tài nguyên.
  • Mang lại cơ hội để đánh giá phản ứng của người dùng với chương trình.
  • Giúp làm cho sản phẩm / phần mềm hấp dẫn hơn đối với người dùng cuối.
  • Giúp đo lường sự thành công của chương trình.
  • Mang lại cho team cơ hội để khám phá và thực hành các hoạt động mà họ có thể sử dụng trong suốt quá trình test khả năng sử dụng.

Cách thực hiện Pilot Testing

Các mức độ của Pilot Testing phụ thuộc vào độ lớn và phạm vi của dự án migration của bạn. Thực tế Pilot testing thường được thực hiện trong một khu vực dành riêng hoặc phòng thí nghiệm, nơi người dùng có thể chạy nhiều thủ tục, giao dịch, và báo cáo khi họ mô phỏng chức năng của phần mềm.

Pilot Testing có thể được tiến hành phụ thuộc vào bối cảnh của dự án. Ví dụ:

  • Đối với doanh nghiệp kinh doanh nói chung, Pilot Testing được tiến hành với một nhóm người dùng trên một tập hợp các máy chủ trong một trung tâm dữ liệu.
  • Đối với các nhà cung cấp phần mềm thương mại, Pilot Testing được tiến hành với một nhóm đặc biệt những adopter sớm (chiến lược Early Adoption).

Test Plan của một Pilot Testing:

  1. Step 1: Tạo một Pilot Plan
  2. Step 2: Chuẩn bị Pilot Test
  3. Step 3: Triển khai Pilot Test
  4. Step 4: Đánh giá Pilot test
  5. Step 5: Chuẩn bị deploy sản phẩm

Test Plan của một Pilot Testing

Trước khi tiến hành Pilot Testing, cần xem xét các vấn đề sau đây:

  • Cung cấp đào tạo đầy đủ cho những người tham gia
  • Kế hoạch triển khai cho việc triển khai server và chuẩn bị hệ thống cho pilot
  • Tài liệu về quy trình cài đặt
  • Testing script cho mỗi ứng dụng phần mềm. Nó bao gồm cả checklist cho các chức năng được thực hiện.
  • Cung cấp feedback liên tục về design, đội test từ người dùng bằng email hoặc website
  • Thiết lập tiêu chí đánh giá của pilot, như thông tin về số lượng người dùng không hài lòng, số lượng các cuộc gọi support và yêu cầu, ...
  • Tham gia một nhóm làm việc của các đối tác hoặc các bên liên quan, người đã đầu tư vào dự án và sẽ gặp mặt thường xuyên để trao đổi về tiến trình của bạn.
  • Phát triển một kế hoạch đánh giá và công cụ đánh giá để ghi lại những thông tin cần thiết về kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi của nhóm pilot.

Trong suốt quá trình Pilot Test, team sẽ thu thập và đánh giá dữ liệu test. Dựa trên các dữ liệu này, team sẽ lưạ chọn một chiến lược thích hợp.

  • Stagger Forward: Triển khai một ứng cử viên phát hành mới cho nhóm pilot
  • Roll back: thực hiện plan roll back để khôi phục nhóm pilot về cấu hình trước đó
  • Suspend: đình chỉ pilot testing
  • Patch and Continue: Triển khai các bản vá lỗi để fix giải pháp hiện có
  • Deploy: Tiến hành triển khai giải pháp

Good Practice

  • Lập lịch (Schedule): Thực hiện pilot test trong 2 ngày trước khi thực hiện Test Usability (kiểm thử tính khả dụng)
  • Không bắt đầu thực hiện pilot test cho đến khi tất cả người dùng, khách hàng, đội dự án đồng ý với tiêu chí cho một kết quả thành công
  • Yêu cầu người dùng đánh dấu bất kỳ vấn đề nào trên các bản sao tài liệu của họ, mô tả mối quan tâm của họ và đưa ra đề xuất (nếu họ có) để cải thiện
  • Thông báo đến người dùng mục đích, độ dài, và quy trình của pilot.

Pilot Testing trong triển khai hệ thống ERP

Để triển khai hệ thống ERP, điều quan trọng là lập kế hoạch thử nghiệm thí điểm (Pilot Testing). Trong các dự án Pilot (để cho dễ hiểu, đôi khi được gọi là dự án thử nghiệm), các chức năng chính của hệ thống được kiểm tra bởi một tập hợp hữu hạn nhóm người dùng có năng lực vận hành ở trình độ cao.

Khi lập kế hoạch thử nghiệm thí điểm, điều quan trọng là xác định phạm vi thử nghiệm.

  • Với quá ít thử nghiệm, các chức năng cơ bản của hệ thống có thể không được kiểm tra và khả năng phát hiện các lỗi nghiêm trọng chỉ khi triển khai hoàn chỉnh sẽ cao.
  • Với thử nghiệm quá mức, công việc cần thiết trong dự án thử nghiệm sẽ tăng lên đáng kể và tốc độ và tính linh hoạt cần thiết sẽ không đạt được khi thử nghiệm các chức năng cơ bản.

5 lý do để tiến hành thử nghiệm hệ thống ERP

Trong khi có quá nhiều loại hệ thống ERP khác nhau, không có việc triển khai nào là hoàn thành nếu không có các hoạt động thử nghiệm. Mặc dù thoạt nhìn, tất cả các thành phần có thể hoạt động bình thường, nhưng tốt nhất bạn nên xác minh rằng đây là những trường hợp thực tế và sẽ còn xảy ra trong tương lai.

Mặc dù có chi phí và nhân công liên quan đến việc thực hiện thử nghiệm hệ thống ERP, hãy xem xét các chi phí phát sinh nếu vấn đề kỹ thuật không được kiểm soát và gây ra gián đoạn trong toàn doanh nghiệp của bạn.

  1. Cho phép bạn kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật của hệ thống.
  2. Đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu kinh doanh.
  3. Giữ cho việc triển khai đúng tiến độ.
  4. Mang đến cho người dùng cuối cơ hội tìm hiểu hệ thống.
  5. Xác minh và xác thực lại các giải pháp sửa lỗi/cải tiến hoạt động.

Tham khảo: https://www.guru99.com/pilot-testing.html