Luật Parkinson là một chủ điểm rất hay và bạn có thể gặp trong đề thi PMP nhưng rất tiếc trong PMBOK lại không đề cập gì đến luật này cho tới khi bạn thi PMP. Ở đây ta đã biết PMBOK là cuốn sách gối đầu giường, được ví như kinh thánh của dân làm quản lý dự án nhưng đó chưa phải là tất cả, riêng trong thi PMP thôi nó cũng không phải là 100% bảo đảm có tất cả kiến thức để bạn tự tin (nhưng cũng sẽ phần rất lớn, 80-90%).
Luật Parkinson nhận định rằng con người luôn tự mở rộng công việc để chiếm đủ thời gian ấn định cho nó.
Ví dụ: Kevin cuối tuần hay chở bạn gái đi ăn sáng, bình thường đến nhà cô ấy rất chậm, Kevin phải đợi 30 phút và việc ăn sáng cũng kéo dài thêm 30 phút nữa (là 1 tiếng đồng hồ). Vào 1 dịp nhận bằng tốt nghiệp cao học, Kevin cũng qua chở bạn gái đi ăn sáng để nhận bằng tốt nghiệp, kỳ lạ thay cũng cùng công việc đó những tổng cộng chỉ làm chưa đến 30 phút. Vậy mấu chốt ở đây là gì? Cùng một công việc nhưng có thể làm với thời gian khác nhau hay công việc tự mở rộng chiếm đủ thời gian ấn định cho nó. Bạn cho phép ăn cơm trong vòng 30 phút cũng được, mà cho phép ăn trong vòng 10 phút cũng vẫn xong.
Luật Parkinson có đúng hay không? Một bàn luận về Luật Parkison trong quản lý
Lúc đầu nghe luật này thoạt nhìn ai cũng gật gù là đúng rồi, con người có tính chây lỳ mà, bản thân tôi cũng thế, học PMP thôi đáng nhẽ chỉ kéo dài cỡ 3 tháng là thi được, tôi kéo dài tới 6 tháng. Nhưng luật này đưa ra bởi một nhà văn, không được chứng minh bằng thực nghiệm, do đó chúng ta cùng phân tích xem sâu hơn luật này và áp dụng Parkinson trong quản lý có hiệu quả như thế nào?
Mỗi người chúng ta đều thấy luật này đúng, nhưng lại áp dụng luật này nên người khác hay trong tình huống làm dự án là project team members.
Ví dụ thay vì công việc đó nhân viên làm hết 2 tuần mới xong, Project Manager chỉ cho phép làm trong 1 tuần. Và kết quả là gì? nhân viên vẫn có thể hoàn thành công việc 2 tuần làm việc trong 1 tuần làm việc, có nghĩa là trong 1 tuần đó nhân viên của mình phải làm việc ngoài giờ (overtime). Một số nhà quản lý quan niệm cần khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên, đây là nhóm người quản lý ở trường phái ép nhân viên làm những công việc trong thời gian không tưởng.
Những người nhóm quản lý thứ 2 lại quan điểm khác là thời gian của con người là có hạn, và việc đầu tư thời gian sẽ có chi phí rất cao. Thay vì đầu tư vào thời gian, họ đầu tư và sự sáng tạo, cách làm việc nhóm… và họ xem những yếu tố này là vô hạn. Họ nghĩ rằng luật Parkinson không đúng trong việc quản lý thời gian con người.
Sự thật luật Parkinson trong quản lý công việc người khác
Sự thuật luật Parkinson không đúng trong quản lý thời gian con người, đặc biệt với nhóm công việc mang tính trí tuệ.
Ví dụ 1: bình thường bạn chỉ chạy 5km/h, nhưng hôm nay bị chó rượt bạn có thể chạy với 10km/h => nhóm công việc chân tay Parkinson áp dụng đúng trong trường hợp này, do đó tạo nên một nhóm nhà quản lý theo trường phái ép nhân viên làm hết sức trong thời gian ngắn nhất có thể.
Ví dụ 2: Bạn bị 1 nhóm thổ dân bắt, họ nhốt bạn vào lồng và cho bạn 5 phút để giải 1 phương trình toán hóc búa. Lúc này nhóm công việc thuộc về trí tuệ, bạn nghĩ bạn có thể giải được không? Có thể trong điều kiện hoàn hảo bạn giải nó ít hơn 5 phút nhưng trong lúc này áp lực thế có thể bạn chết. Ví dụ khác dễ hiểu hơn, bạn tập hùng biện ở nhà nói trước gương ngon lành hết rồi, hôm nay cũng bài hùng biện đó bạn nói trước hội đồng, tôi tin là bạn sẽ bị cóng và thậm chí quên những gì bạn định nói hay trả lời các câu hỏi từ hội đồng…
=> Luật Parkinson đúng với những nhóm nhân viên cơ bắp thuần túy, và không đúng trong nhóm nhân viên làm việc đầu óc cần tư duy.
Phản biện phía luật Parkinson là đúng: Trong trường hợp có ép về thời gian con người sẽ làm việc hiệu quả hơn chứ?
Thoạt nhìn chúng ta thấy hoàn thành rất nhiều việc, thậm chí rất nhanh. Theo Tom Marco và Timothy Lister cho biết những người làm việc dưới áp lực thời gian không hề làm việc tốt hơn mà họ chỉ làm việc nhanh hơn và thậm chí để thỏa mãn kết quả thời gian họ phải đánh đổi với chất lượng công việc.
Nhưng cũng có trường hợp những nhân viên thuộc dạng chây lười làm việc như tôi đề cập đầu bài. Lúc này luật Parkinson áp dụng hiệu quả cho những con rùa làm việc này.
Nguồn: HocPMP
Xem thêm: