Kỹ năng tập kích não (brainstorm) là gì?

Brainstorming là một công cụ được sử dụng để tìm kiếm các ý kiến, ý tưởng của một nhóm người có liên quan về một chủ đề nào đó. Nó bao gồm việc thu thập, phân tích và thông qua những ý kiến có thể giải quyết những vấn đề cụ thể, cải tiến hoặc thiết lập các chiến lược mới mà tổ chức quan tâm.

Brainstorming là một hoạt động hoặc phương pháp của doanh nghiệp trong đó một nhóm người họp với nhau để đề xuất các ý tưởng mới cho sự phát triển của tổ chức (Theo Dictionary Cambridge).

Lợi ích Brainstorming

Brainstorming giúp giải quyết những vấn đề có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, từ xây dựng chiến lược đến hoạt động bán hàng, sản xuất, khách hàng. Khi sử dụng phương pháp Brainstorming, chúng ta có thể thấy được quan điểm của các thành viên khác nhau và tìm ra được giải pháp tốt nhất.

Brainstorming mang lại lợi ích cho cả tổ chức và cá nhân người tham gia, tạo điều kiện cho mọi người mở rộng tư duy, nhìn thấy được toàn cảnh vấn đề cần giải quyết chứ không chỉ trong phạm vi cá nhân của họ.

Brainstorming có thể giúp tổ chức theo nhiều cách do:

  • Các giải pháp đưa ra là kết hợp ý tưởng của tất cả các thành viên.
  • Các thành viên sẵn sàng tham gia trong quá trình triển khai tiếp theo vì thấy được những giải pháp đó có sự đóng góp của chính họ.

Áp dụng Brainstorming

Chúng ta có thể tiến hành Brainstorming trong mọi trường hợp, khi kết quả hiện tại không đạt được như kế hoạch, hay khi những giải pháp vẫn thường được sử dụng không còn đem lại hiệu quả như mong đợi.

Brainstorming được sử dụng cho họp nhóm, thông thường có 3-4 thành viên trở lên tham gia và tốt nhất những thành viên này thuộc nhiều thành phần khác nhau hay từ các bộ phận khác nhau trong tổ chức. 

Khi sử dụng phương pháp này cần tuân thủ nguyên tắc tập trung khuyến khích các thành viên đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, không nên bình luận, chỉ trích hay tranh cãi trong quá trình thu thập ý kiến, ý tưởng mới.

Các bước tiến hành kỹ thuật Brainstorming

  • Người lãnh đạo giới thiệu về vấn đề đang gặp phải dưới dạng một câu hỏi.
  • Vấn đề được giải thích theo cách mà tất cả các thành viên đều hiểu bản chất của nó.
  • Một số sự thật, chi tiết về vấn đề được cung cấp trước khi chúng ta bắt đầu động não.
  • Các thành viên ngồi thành một nửa vòng tròn và bắt đầu động não. Mọi người chỉ nói ra ý tưởng của mình. Tất cả các ý tưởng đều được chào đón, bao gồm cả những ý tưởng đơn giản và những ý tưởng điên rồ. Càng nhiều ý tưởng càng tốt. Không có ai được phép chỉ trích bất kỳ ý tưởng nào. Mọi người được khuyến khích sử dụng ý tưởng của các thành viên khác trong nhóm để đưa ra ý tưởng mới.
  • Tất cả các ý tưởng được ghi lại bởi một người ghi chú tại một nơi mà tất cả các thành viên trong nhóm có thể xem các ý tưởng. Cách dễ nhất để ghi lại các ý tưởng là dưới dạng một danh sách trên bảng trắng.

Một buổi Brainstorming thường kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ. Sau cuộc họp, danh sách các ý tưởng được sao chép và phân phát cho tất cả các thành viên trong nhóm.

Đánh giá ý tưởng

Ý tưởng có thể được đánh giá trong một cuộc họp thứ hai. Đây là một cách dễ dàng để đánh giá ý tưởng.

Mỗi thành viên sẽ nhận được 5 dấu chấm dính và đặt các dấu chấm lên những ý tưởng mà anh ấy, cô ấy thích nhất. Bạn có thể đặt tất cả dấu chấm lên một ý tưởng, hoặc trên 5 ý tưởng khác nhau. Nếu bạn không có dấu chấm, bạn cũng có thể sử dụng bút đánh dấu màu đỏ để vẽ dấu chấm.

Những điều cần tránh khi thực hiện brainstorm

  • Phê bình hoặc chỉ trích những ý tưởng của nhau: mỗi ý tưởng được góp ý đều mang những giá trị riêng, khi ý tưởng đó bị chê bai cũng đồng nghĩa với việc người đó mặc cảm và không còn cảm hứng
  • Thụ động khi đưa ra ý kiến, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu khái niệm brainstorm là gì rồi phải không? Vậy nên sức mạnh của sự chủ động đưa ra ý kiến để các vấn đề được khai thác từ nhiều góc độ hơn.
  • Không tập trung lắng nghe ý tưởng của các thành viên. Tập trung lắng nghe và ghi chép những ý tưởng không chỉ thể hiện được sự tôn trọng mà còn giúp tích lũy và tổng hợp những ý tưởng tuyệt vời.
  • Môi trường làm việc không đồng nhất, thí dụ bạn đang ghi chép với cuốn sổ tay trên bàn, trong khi các thành viên khác không bao giờ sở hữu một cuốn sổ. Không gian thực hiện Brainstorm cũng cực kì quan trọng. Sở hữu cho mình một không gian yên tĩnh, không bị sao nhãng bởi mọi thứ xung quanh sẽ giúp cho hiệu suất brainstorm của bạn hiệu quả.

Trạng thái tâm lý khi brainstorming

Việc ngồi vào bàn làm việc rồi bàn bạc đóng góp ý kiến, brainstorming không đơn giản chỉ là vậy. Để có được một buổi brainstorming hiệu quả, đòi hỏi bạn phải có sự tập trung cao độ vào vấn đề. Trạng thái tâm lí được tổng hợp như sau:

  • Các thành viên trong lúc góp ý phải tập trung vào những vấn đề đang diễn ra, tránh bị sao nhãng bởi những thứ xung quanh.
  • Chú trọng về chủ đề chính, không là việc riêng.
  • Tinh thần thoải mái nhất có thể, tránh lời phê bình.
  • Đây là hoạt động đòi hỏi chất xám cao, vì vậy thời gian không nên quá 1 tiếng để có được kết quả cũng như hiệu suất tốt.

St

Category