Bạn làm người làm trong ngành kiểm thử phần mềm hoặc IT liên quan đến code, thường xuyên gặp nhưng thực chất lại không biết Test Suite là gì? Hãy cùng Tester Việt giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
1. Test Suite là gì?
Nói một cách dễ hiểu, Test Suite là tập hợp của các Test Case (kịch bản kiểm thử). Khi bạn có hàng ngàn các kịch bản kiểm thử, bạn sẽ cần phân loại các trường hợp theo từng tình huống kiểm thử khác nhau, như kiểm thử chức năng hoặc cho các tính năng riêng biệt của phần mềm.
Ngoài ra, test suite cũng có các bước khác nhau, có thể sử dụng để xác định các bước hiện tại của quá trình kiểm thử, như đã kích hoạt, đang trong tiến trình hoặc đã hoàn thành.
2. Đặc điểm của Test Suite là gì
Thông thường, một test suite sẽ có một vài đặc điểm chính sau:
- Test Suite được tạo ra sau test plan (kế hoạch kiểm thử)
- Bao gồm một số bài kiểm tra và kịch bản kiểm thử.
- Miêu tả mục tiêu và đích đến của các kịch bản kiểm thử
- Bao gồm các thông số kiểm thử, như ứng dụng, môi trường, phiên bản, v.v…
- Các bạn có thể tạo ra Test Suite dựa trên test cycle (chu trình kiểm thử) cũng như test scope (Phạm vi kiểm thử)
- Bao gồm nhiều thể loại kiểm thử, như kiểm thử chức năng hoặc phi chức năng
- Giúp tăng hiệu suất của quá trình kiểm thử bằng cách giúp kiểm thử liên tục và biên tập phần mềm đang được test
- Có thể được sử dụng bởi nhiều công cụ tự động như jUnit, Selenium, etc.
3. Hai loại Test Suite phổ biến
Thông thường, Test Suite sẽ được chia ra làm hai loại với các chức năng riêng biệt khác nhau. Hai chức năng đó là:
- Abstract Test Suite (ATS): là một phần của kiểm thử dựa trên mẫu, và được định nghĩa là tập hợp của những abstract test case. Những test case này được thu thập từ mô hình tầng cao của hệ thống đang bị kiểm thử. Tuy nhiên, những Test Suite này không thể được sử dụng trực tiếp bởi team phụ trách phần mềm, bởi những Test Suite này chủ yếu liên quan tới tầng trên cùng của hệ thống, và thiếu những thông tin về phần mềm cũng như môi trường.
- Executable Test Suite (ETS): là loại thứ hai của test Suite, và được trích xuất từ ATS. ETS cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết để thiết kế các chương trình. Những thông tin tương đối đầy đủ và liên quan trực tiếp tới phần mềm đang được kiểm thử.
4. Phân loại Test Suites trong môi trường hỗn hợp DevOp
Bộ thử nghiệm tĩnh (Static Suite): Đây là loại bộ thử nghiệm có thể được sử dụng để nhóm bất kỳ Test Case nào. Ví dụ: Đăng nhập TestSuite có thể chứa cả Test Case thử nghiệm Đăng nhập và Đăng xuất. Loại bộ thử nghiệm này không bị hạn chế bởi bất cứ hình thức nào .. Về cơ bản đây là loại mặc định và các nhóm Tester trên khắp thế giới đã sử dụng các bộ thử nghiệm tĩnh từ nhiều thập kỷ, nhưng nhược điểm duy nhất là bộ thử nghiệm tĩnh không thể được liên kết trực tiếp với nghiệp vụ.
Bộ thử nghiệm yêu cầu (Requirement Test Suite): Đây là các bộ thử nghiệm được tạo trực tiếp từ yêu cầu nghiệp vụ. Các Test Case trong bộ này được liên kết trực tiếp với yêu cầu và nhìn chung các bộ thử nghiệm này được sử dụng bởi các nhóm Tester chuyên sâu về kỹ thuật vì các bộ thử nghiệm này giúp chúng ta phát hiện xem một User Story đã vượt qua bài kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra (Test Execution) hay chưa.
Bộ thử nghiệm dựa trên truy vấn (Query Based Test Suite): Đây là các bộ thử nghiệm được tạo dựa trên cơ sở truy vấn. Truy vấn có thể chứa bất kỳ bộ lọc nào như tiêu đề thử nghiệm chứa một từ cụ thể hoặc được tạo sau một ngày cụ thể.
5. Mẫu thiết kế Test Suite
Việc thiết kế Test Suite như thế nào còn phụ thuộc lớn vào quy chuẩn của mỗi team và yêu cầu của một dự án.
Tuy nhiên, các bạn kỹ sư có thể tham khảo một mẫu thiết kế Test Suite sau đây:
- Tóm tắt: Đúng như tiêu đề, đây sẽ là phần tóm tắt nội dung của Test Suite này. Phần này có thể bao gồm một vài hạng mục, góp phần bổ sung sự đầy đủ của Test Suite.
- Thiết kế: Phần này sẽ cung cấp chi tiết về thiết kế của bộ Test Suite, cùng với nhiều gợi ý để có thể cải thiện chất lượng và độ phủ của bài test.
- Kiểm duyệt chính thức: Một khi tóm tắt và thiết kế được xác định, team sẽ tiến hành một buổi duyệt chính thức. Buổi duyệt này sẽ giúp team xác định rõ ràng những quy chuẩn và quy định chung cho phần mềm.
- Điều kiện trước và sau: Những điều kiện trước và sau phải được đề ra và đáp ứng tương ứng với từng giai đoạn của quá trình kiểm thử.
- Kết quả dự kiến: Ở bước này, team xác định điều kiện cần thiết mà bộ test suite cần phải đáp ứng để được coi là thành công. Những kiến quả dự đoán này sẽ được so sánh với kết quả chính để rút kinh nghiệm cho lần sau.
5. Kết luận
Hy vọng qua bài viết phía trên của Tester Việt, bạn đã có đủ kiến thức để trả lời câu hỏi Test Suite là gì, đồng thời có thêm hiểu biết cơ bản và đặc điểm của chúng. Bạn cũng có thể lưu lại các mẫu thiết kế Test Suite cơ bản trên đây để tham khảo cho công việc của mình trong tương lai.