Nên sử dụng giải pháp phần mềm ERP trong nước hay ERP nước ngoài?

Giải pháp phần mềm ERP là gì?

Nhiều người thắc mắc ERP là viết tắt của từ gì. Đó chính là Enterprise Resource Planning và nó được hiểu nôm na là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Để hiểu sâu hơn về ý nghĩa của 3 từ ERP, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của 3 từ riêng lẻ E, R, P:

R: Resource (Tài nguyên): theo Kinh tế học “resource” chính là nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, công nghệ); theo Công nghệ thông tin thì “resource” chính là tài nguyên (phần mềm, phần cứng, dữ liệu).

P: Planning (Hoạch định): Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh doanh. Nó liên quan đến việc dự báo, lập các loại kế hoạch trong một doanh nghiệp như: dự báo doanh số, dự báo hàng hóa, kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua hàng, kế hoạch tài chính .v.v.

E: Enterprise (Doanh nghiệp): Doanh nghiệp chính là một tổ chức với một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất. Tất cả các bộ phận, phòng ban đều có mối quan hệ chặt chẽ. Các dữ liệu sẽ có tính kế thừa, được kiểm soát chéo và được kiểm duyệt.



Vậy ERP là việc hoạch định nhằm biến tất cả nguồn lực thành các nguồn tài nguyên. Các nguồn tài nguyên mà doanh nghiệp có thể truy xuất và sử dụng. Từ đó giúp doanh nghiệp tự kiểm soát được nguồn lực của mình một cách hiệu quả hơn.

Sự khác biệt giữa giải pháp phần mềm ERP nước ngoài và ERP trong nước


Giá thành để triển khai hệ thống ERP
Giá của phần mềm ERP nước ngoài: Đa số các giải pháp phần mềm ERP từ nước ngoài thường có giá thành rất đắt đỏ. Ngoài chi phí tư vấn, triển khai phần mềm, doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền mua bản quyền cho nhà sản xuất ERP ngoại. Vì vậy tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho dự án triển khai sản phẩm ERP ngoại lên rất cao. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ, họ sẽ không thể đủ kinh phí để triển khai hệ thống này, ảnh hưởng lớn đến nguồn ngân sách dự trữ của công ty.

Giá của giải pháp ERP trong nước: khác với các phần mềm nước ngoài, sản phẩm ERP trong nước thường có chi phí khá thấp, hoặc bằng một nửa chi phí so với phần mềm kia. Hơn nữa, khi mua các sản phẩm trong nước, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều ưu đãi, nhận được sự trợ giúp kịp thời, đúng lúc.

Hệ thống kế toán Việt Nam khác với hệ thống kế toán nước ngoài
Có thể nói, đối với ERP thì phân hệ kế toán là phân hệ quan trọng nhất. Phân hệ này có trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ phát sinh và in ra các sổ sách báo cáo. Mô-đun kế toán là mô-đun chứa nhiều dữ liệu nhất trong toàn bộ hệ thống và nó thường được đặt các hạch toán tự động. Chính hạch toán tự động là nguyên nhân khiến các phần mềm ERP ngoại không tương thích với chế độ kế toán Việt Nam.

Không những vậy, hệ thống kế toán bao gồm các quy trình xử lý và quản lý như chế độ kế toán thuế, các quy định về kết chuyển, phân bổ chi phí… ở phân hệ kế toán ngoại cũng khác kế toán nộ. Chính vì vậy, nếu triển khai hệ thống ERP nước ngoài, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một vài tùy chỉnh kế toán cho phù hợp.

Còn đối với các phần mềm ERP nội, những quy định về kế toán sẽ liên tục được cập nhật và các nhà cung ứng sẽ tạo ra một phần mềm tuân thủ các quy định đó.

Phải thay đổi cách thức quản lý để tương thích với giải pháp phần mềm ERP
ERP là phần mềm mang tính tích hợp với nhiều chức năng yêu cầu người sử dụng giải pháp ERP của nước ngoài phải thay đổi cách thức quản lý để phù hợp: Nếu triển khai các sản phẩm ERP từ nước ngoài thì những người thực hiện cần phải có trình độ nghiệp vụ và tin học rất cao. Điều này thì là một khó khăn rất lớn bởi không phải công ty nào cũng đủ nguồn lực, chi phí để đào tạo nhân viên. 

Hơn nữa, ERP ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của công ty. Nếu như sau khi triển khai, doanh nghiệp không thể tận dụng hết khả năng tuyệt vời của ERP thì sẽ thật lãng phí tiền của, sức lực và thời gian.

Với giải pháp phần mềm ERP được xây dựng bởi các đơn vị trong nước thì việc chủ động thay đổi phần mềm trong trường hợp cần thiết của các giải pháp ERP nội tỏ ra ưu việt hơn hẳn. Phần mềm có thể được bổ sung chức năng mới, module mới hoặc thay đổi cách thức tổ chức, xử lý thông tin theo quy trình riêng của doanh nghiệp. Điều này tạo ra sự năng động trong quá trình triển khai và doanh nghiệp cùng nhà cung cấp có thể dễ dàng thống nhất khi có sự khác biệt giữa quy trình đang áp dụng và quy trình trên phần mềm và do đó tạo thuận lợi cho dự án ERP thành công.

Qua bài viết về sự khác biệt giữa ERP trong nước và nước ngoài, chúng tôi hy vọng nhà quản trị sẽ tìm được giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp của mình. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm một giải pháp ERP hoặc biết thêm về triển khai phần mềm quản lý công việc, quản lý nhân sự, liên hệ với chúng tôi qua https://www.tigosolutions.com để được tư vấn miễn phí.

Nguồnhttps://cloudify.vn

Tags