"Khổ trước, sướng sau" hay "Sướng trước, khổ sau"?

Peak - End Rule: Quy tắc suy giảm qua bên dốc sườn đồi

Trước hết, hãy cùng điểm qua một tâm lý nổi tiếng trên thế giới có tên "Peak - End Rule".

Theo Peak - End Rule, nếu trải nghiệm chỉ toàn tích cực hoặc toàn tiêu cực, sẽ không gây được ấn tượng cho người trải qua. Thay vào đó, những điểm “Peak” sẽ khiến trải nghiệm hấp dẫn và đáng nhớ hơn. Theo đồ thị này, thì "End" là điểm kết thúc (gọi một cách hài hước "qua bên dốc sườn đồi"). Điều này không có nghĩa là cuộc đời sẽ từ đây xuống dốc không phanh, không có cơ hội lên đỉnh tiếp. Thực tế đó chỉ là một chu kỳ trong cuộc đời, điềm kết thúc của chặng đường này sẽ là điểm bắt đầu của một chuyến đi mới. Cũng giống như nền kinh tế tư bản đi vào giai đoạn suy thoái tạo ra một loạt cơ hội phát triển mới, xóa bỏ các thành phần xơ cứng, lỗi thời.

Điềm kết thúc của chặng đường này sẽ là điểm bắt đầu của một chuyến đi mới.

Bằng cách tận dụng tận dụng Peak - End Rule trong cuộc sống, ngoài việc cân bằng giữa việc tập trung cho hiện tại hay tập trung cho tương lai, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng tâm lý “Thích khổ trước sướng sau” (thích tập trung vào tương lai) của con người để làm tốt hơn công việc của mình.

Trong thực tế, tâm lý “Khổ trước sướng sau” chiếm tỉ lệ cao hơn so với những người "Sướng trước khổ sau" hoặc "cả đời sướng". Những người sinh ra ở vạch đích ("những đứa trẻ ngậm thìa bạc" - Born with a silver spoon in one's mouth) rơi vào nhóm "sướng hơn khổ", nhưng cũng có thể "người giàu cũng khóc". Cho dù sinh ra ở vạch nào đi chăng nữa thì không ai biết được tương lai, không ai biết được mình sống bao nhiêu tuổi, về già có thực sự bình an hay không, có bị vướng tù tội hay không...

Những câu truyện này luôn có sự hấp dẫn và không có sự giải đáp nào thỏa đáng cho tất cả (one-size-fits-all). Tuy vậy nó cũng có mối liên hệ khá khăng khít với nguyên lý Hiệu ứng Dunning-Kruger (hình vẽ dưới).

Thí dụ mô phỏng hiệu ứng hình sin của Dunning-Kruger

Xem thêm: Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì? Ứng dụng trong thực tiễn

Khổ tận cam lai - Hết khổ sẽ đến sướng

Khổ tận cam lai có nghĩa là hết khổ đến sướng, thời kỳ gian khổ đã qua, giờ đã đến lúc "hưởng sung sướng".
Câu này cũng có ý nghĩa tương tự câu: "Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai".

Tuy nhiên nếu biết mình "khổ" mà không phấn đấu, không tư duy về cách thức thay đổi bản thân, không duy trì năng lượng tích cực để mạnh mẽ hơn,... thì đến cuối đời vẫn không thể thoát khổ. Không phải ai cũng được sinh ra trong gia đình khá giả, cũng không phải ai cũng gặp vận đen mãi cả... Hãy hành động từ bây giờ để tự mình "lập trình cho cuộc sống" của chính bản thân.

Best Practices - Các bài thực hành chuyển hóa từ khổ thành sướng

Sau đây là 12 lời khuyên về cuộc sống bạn nên thực hành chánh niệm để duy trì năng lượng tích cực cho cuộc đời:

1. Học cách chấp nhận. Nếu bạn chấp nhận những thời điểm khó khăn là một phần của cuộc đời, điều đó sẽ giúp bạn không bị trầm cảm.

2. Duy trì quan điểm lành mạnh. Trải qua thời kỳ khó khăn không có nghĩa là bạn không may mắn, mà thực ra bạn đang chuẩn bị cho một điều gì đó tuyệt vời. Sự chuẩn bị thường không dễ dàng nhưng nó là nền tảng của những điều tốt đẹp hơn sắp tới.

3. Kết nối những người cùng hệ tư tưởng. Thời điểm khó khăn sẽ giới thiệu cho bạn những người bạn thực sự bị thu hút bởi mục đích sống cũng như tầm nhìn, sứ mệnh của bạn.

4. Tìm nguồn cảm hứng. Đọc tiểu sử của những người vĩ đại như Steve Jobs (cha đẻ của hãng Apple), Abraham Lincoln (tổng thống thứ 16 của Mỹ)... Không có câu chuyện vĩ đại nào từng được viết mà không có một giai đoạn khó khăn. 

5. Luôn tin tưởng vào tương lai. Sẽ có một điều tốt đẹp hơn, khôn ngoan hơn mà bạn đang chờ đợi sau khi bạn chinh phục được những thời điểm khó khăn.

6. Lùi một bước tiến ba bước. Thời điểm khó khăn có thể khiến bạn lùi lại một bước để bạn lập chiến lược lại hoặc thay đổi lộ trình nhưng bạn sẽ sớm tiến về phía trước với nhiều sức mạnh hơn bao giờ hết.

7. Biến đau thương thành sức mạnh. Những người vĩ đại đã học được nghệ thuật biến thời điểm khó khăn thành con đường trở thành bậc thầy của một thứ gì đó. Nên nhớ Steve Jobs bị sa thải bởi ban lãnh đạo của chính công ty mà Steve Jobs lập ra. Trong khoảng thời gian khủng hoảng này, Steve Jobs gặt hái vang dội với các công ty khởi nghiệp mới như Pixar, cuối cùng quay về làm chủ chính công ty đã sai thải mình, đó chính là Apple.

8. Tự phê bình. Có một số bài học mà thời điểm khó khăn sẽ dạy bạn rằng thời điểm tốt đẹp không thể. Thay vì phàn nàn về những thời điểm khó khăn, hãy tự hỏi bản thân: "Tôi đang được dạy điều gì và làm cách nào để vượt qua cơn sóng này để trở nên tốt hơn?"

9. Can đảm, không sợ hãi (FOMO). Một số người trong chúng ta thiếu can đảm để vượt qua cấp độ hiện tại và thiếu chủ động để tự mình thực hiện bước tiếp theo, thời điểm khó khăn sẽ đưa bạn đến giai đoạn tiếp theo của cuộc đời mà bạn sợ phải thực hiện hoặc chưa tự tin để tiến lên. FOMO (Fear of missing out) là hội chứng sợ bỏ lỡ trong xã hội hiện đại tràn ngập thông tin vàng thau lẫn lộn. Hãy chắc chắn rằng bạn không phải là nạn nhân của hội chứng này.

10. Luôn nhìn thấy cơ hội trong bất cứ khó khăn nào. Thời điểm khó khăn sẽ cho bạn thấy những người bạn thật sự của bạn và vạch trần những kẻ giả dối. Trong cái rủi luôn có cái may. Ngược với hội chứng FOMO là JOMO (Joy Of Missing Out) - tìm thấy niềm vui từ việc bỏ lở.

11. Kẻ thù của đời người là chính mình. Thời điểm khó khăn sẽ khiến bạn trở nên "trần trụi" để bạn nhìn nhận con người thật của mình. Hãy học cách buông bỏ một số thứ để cân bằng lại cuộc sống. Thời điểm khó khăn sẽ buộc bạn phải thành thật với chính mình, sứ mệnh của bạn là gì trên cuộc đời này, bạn sẽ mang lại giá trị gì cho cộng đồng và xã hội...? 

12. Lan tỏa tri thức và sự thật. Một khi bạn chinh phục được những thời điểm khó khăn, hãy cố vấn cho người khác những bài học kinh nghiệm. Đừng keo kiệt với sự khôn ngoan của bạn. Sự vĩ đại không ích kỷ.

Tác giả: TIGO Team

Category