Cải tiến liên tục dựa trên phương pháp phả vỡ quy tắc sau khi đã làm chủ các quy tắc.

Hãy học tất cả các quy tắc, tiếp theo phá vỡ chúng, xây dựng lại quy tắc mới bổ sung, và lại tiếp tục phã vỡ quy tắc mở. Đó là nguyên lý của cạnh tranh, sáng tạo và không ngừng cải tiến trong thế giới ngày nay.

Trong cuộc sống, từ khi nhỏ tuổi đến khi trưởng thành, mỗi người chúng ta đều được tiếp xúc nhiều với các loại quy tắc khác nhau. Trong gia đình, chúng ta được dạy phải yêu quý người thân thế nào, lễ phép với người lớn ra sao …; đến trường lớp thì được dạy kính trọng thầy cô, giữ gìn trật tự, vệ sinh …; đến lúc ra ngoài xã hội thì tôn trọng luật pháp cũng như nhiều, rất nhiều quy tắc ứng xử … Các quy tắc này cũng được dùng rất phổ biến trong trong các doanh nghiệp, cơ quan mà chúng ta làm việc dưới dạng quy chế, quy định, nội quy, …

Thế nhưng, các quy tắc lại cũng thường bị phá vỡ trong rất nhiều tình huống, hoàn cảnh. Doanh nghiệp vi phạm pháp luật, phòng ban không tuân thủ quy trình, cá nhân không tuân thủ nội quy, … Lý do cho việc không tuân thủ cũng đa dạng không kém và một trong số các phát biểu rất thường được dùng để biện hộ là “Quy tắc đặt ra là để bị phá vỡ” (“Rules are made to be broken”), hay “Sửa quy tắc đi, chúng ta đặt ra quy tắc thì chúng ta cũng có thể sửa nó”. Thoạt nghe thì cũng có lý, nhưng nghĩ kỹ thì còn nhiều lấn cấn, đơn giản là vì “break the rules” rất khác “change the rules” và càng khác với “improve the rules”.

Rules Are Made To Be Broken - Home | Facebook

Hẳn là ai đã từng quan tâm về vấn đề này sẽ nhận ra, các quy tắc chúng ta đang áp dụng không hề bất biến, mà lại được thường xuyên được bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật. Những bộ luật, các nghị định, thông tư, … của chính quyền, những bộ tiêu chuẩn được ví như kim chỉ nam cho việc xây dựng các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO 22000, ISO 14001, …, các quy chế, quy định, nội quy, … trong nội bộ doanh nghiệp vẫn thường xuyên liên tục ra đời. Tất cả không phải cho mục đích hợp thức hóa các hành động phá vỡ quy tắc đó mà là cho mục tiêu Cải tiến Liên tục, Continuous Improvement.

Với các mô hình Cải tiến Liên tục nổi tiếng hiện nay: Plan-Do-Check-Act, Define-Measure-Analyse-Improve-Control, Observe-Execute-Reflect, Identify-Test-Plan-Execute-Review-Repeat … thì việc cải tiến một quy tắc, một bộ quy tắc không hề đơn giản chỉ là bắt đầu với việc vi phạm, phá vỡ quy tắc mà luôn có một sự chuẩn bị kỹ, từ nhận diện, đến phân tích, thử sai, … trước khi một cá nhân, một tổ chức có thể đề ra một quy tắc, bộ quy tắc mới phù hợp hơn cho bối cảnh mới. Vì vậy, việc cải tiến các quy tắc trong Cải tiến Liên tục được mô tả một cách khái quát với các phát biểu sau:

“Learn the rules like a pro, so you can break them like an artist”, Pablo Picasso
“You’ve got to know the rules to break them… That’s what I’m here for, to demolish the rules but keep the tradition”, Alexander McQueen
“Know the rules well, so you can break them effectively”, The Dali Lama XIV

Để bảo đảm quy tắc sau tốt hơn, phù hợp hơn quy tắc trước thì người đề ra quy tắc sau phải thấu hiểu bối cảnh hiện tại hơn người đã đặt ra quy tắc trước. Và nếu là cùng một cá nhân, thì chính bản thân tác giả phải có sự thay đổi trong suy nghĩ, trong quan điểm, phương pháp tiếp cận, nhận định và trong cả tư duy về bối cảnh hiện tại và cả tương lai.

Category