Content is King hay "Nội dung là Vua" là thuật ngữ để chỉ giá trị của nội dung trong marketing và kinh doanh bán hàng. Dù không viết nhằm mục đích SEO mà cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc thì cũng phải đảm bảo được sự lôi cuốn. Ngoài khả năng viết tốt thì một người làm Content Mareting cần phải nắm được kỹ thuật, các công thức viết content đỉnh cao để múa bút bút hiệu quả trên tất cả các “vùng đất” kể cả địa hạt khô cằn như IT, kế toán..
1. Công thức FAB: Features – Advantages – Benefits
FAB (Features – Advantages – Benefits) là công thức viết content đơn giản thường sử dụng để giới thiệu các sản phẩm hữu hình. Một bài viết có đủ bố cục và những thông tin này sẽ gây chú ý của người đọc nhiều hơn. Cách triển khai dạng bài viết này sẽ gồm 3 ý chính:
- Features có nghĩa là Tính năng: Mô tả và truyền tải tốt chức năng sản phẩm và dịch vụ.
- Advantages mang nghĩa là Ưu điểm: Viết được sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ mang đến lợi ích gì cho khách hàng.
- Benefits dịch ra tiếng Việt là Lợi ích: Bạn phải nêu được khách hàng sẽ nhận được lợi ích gì khi mua sản phẩm của mình.
Ví dụ như content về sữa tăng cân cho bé “Sữa A với các thành phần x, y, z giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thụ tốt hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn. Đồng thời uống A còn bổ sung các dinh dưỡng giúp bé phát triển trí não, tăng sức đề kháng và chiều cao vượt trội. Click ngay link B để biết thêm thông tin chi tiết”.
2. Công thức BAB: Before – After – Bridge
Before: Trước – Thực trạng chung của vấn đề đang tồn tại.
After: Sau – Thực trạng sau khi vấn đề được giải quyết.
Bridge: Cầu nối – Thực trạng đó được giải quyết bằng cách nào.
Đây là công thức copywriting đơn giản mà nhiều blogger chia sẻ kiến thức áp dụng, nêu ra vấn đề, mô tả kết quả đáng mơ ước mà khách hàng mong muốn và cách thức để đạt được kết quả đó. Nó khá đơn giản và rất phù hợp để viết content làm phần giới thiệu ban đầu, chia sẻ cập nhật, email marketing.
Ví dụ 1 tiêu đề: “Thiết kế ảnh cho Social Media tốn rất nhiều thời gian. Bạn hoàn toàn có thể giảm từ 1h xuống chỉ còn 15p bằng việc sử dụng công cụ Photoshop, và đây là cách: Link”.
3. Công thức PAS: Problem – Agitate – Solve
Ngoài những kỹ thuật viết mở rộng nội dung, triển khai nhiều ý vòng rồi mới đến vấn đề chính thì một công thức viết content đánh trực tiếp vào vấn đề được áp dụng rất phổ biến hiện nay chính là công thức PAS (Problem – Agitate – Solve)
- Problem là cách xác định vấn đề và nêu vấn đề.
- Agitate là kỹ thuật viết khoét sâu (giải thích/mô tả) vấn đề đó.
- Solve là cách đưa ra các phương pháp giải quyết vấn đề như nêu lợi ích, điểm vượt trội giúp giải quyết vấn đề của khách hàng, công dụng là gì,...
PAS là một trong những công thức viết content cổ điển nhưng đến hiện tại vẫn rất hiệu quả và được content writer ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại hình marketing khác nhau như tờ rơi, thư điện tử, bài PR, bài post mạng xã hội, bài quảng cáo FB, kịch bản TVC...
Điểm mạnh của công thức này chính là PAS khá tinh gọn, đi trực tiếp thẳng vào vấn đề, dễ hiểu và dễ sử dụng trong nhiều tình huống.
Ví dụ: Quảng cáo đệm "Đã bao lâu rồi bạn chưa được ngủ ngon giấc? Bạn thường xuyên bị mất ngủ và sáng dậy người nhức mỏi khó chịu làm ảnh hưởng đến tinh thần và công việc cả ngày dài. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì không thể bỏ qua sản phẩm đệm ABC của chúng tôi. Với cấu tạo xyz giúp đệm có độ đàn hồi tốt, ôm sát đường cong cơ thể, mang đến cảm giác thoải mái và giúp bạn ngủ ngon hơn."
4. Công thức APP: Agree - Promise - Preview
Công Thức viết Content APP (Agree – Promise – Preview)
Một trong những phương pháp bạn nên thực hiện để tạo nên một bài viết hay chính là APP.
Cách viết content marketing này rất đơn giản:
- Agree (đồng ý): Nhận ra vấn đề của người đọc, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó.
- Promise (hứa): Hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề của họ.
- Preview (xem trước): Cho họ biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết.
Đây là một trong những cách hữu hiệu nhất khi bạn bí ý tưởng.
5. Công thức 4C: Clear – Concise – Compelling – Credible
Nhu tên gọi, đây là công thức viết content đơn giản chỉ cần 4C này là đủ các tiêu chí đáp ứng một bài viết thu hút tương tác.
- Content phải Clear: Rõ ràng.
- Content phải Concise: Ngắn gọn.
- Compelling Content: nội dung thuyết phục.
- Credible: Thông tin đáng tin cậy.
Một bài viết đảm bảo tiêu chí 4C này sẽ làm hài lòng được khách hàng. Họ dễ dàng tin, thấy thuyết phục và dễ chuyển đổi hành động hơn. Đối với ai gặp phải trường hợp bí ý tưởng thì không thể bỏ qua công thức viết content 4C này nhé!
Ví dụ như: “Ghi nhớ mọi điều! Kể cả đó là sinh nhật của cháu trai. Hãy dùng thử công cụ sắp xếp công việc sau: Link…”
6. Công thức 4U: Useful – Urgent – Unique – Ultra-specific
- Useful – Có ích: Tạo được giá trị cho người đọc.
- Urgent – Cấp bách: Tạo cảm giác cấp bách cho người đọc.
- Unique – Độc nhất: Truyền đạt ý tưởng để đưa ra lợi ích một cách độc đáo nhất, có thể là bài phỏng vấn độc quyền 1 người nổi tiếng nào đó.
- Ultra-specific – Rất cụ thể: Diễn đạt những điều trên một cách cụ thể, chân thực nhất.
Công thức viết content này phù hợp cho những đề tài nóng, diễn biến và lan truyền nhanh trên mạng xã hội. Một cách thông minh để “đi tắt đón đầu” những hot trend hoặc thông tin có tính chất thời sự nóng bỏng, cụ thể trong nội dung truyền tải.
Ví dụ cho mẫu tiêu đều của công thức này: “Hội thảo sáng thứ 5 tuần này: Trả lời tất cả các câu hỏi về việc khóa tài khoản quảng cáo và không hạn chế thời gian. Hiện chỉ còn 3 slot. Đăng ký tại đây”.
7. Công thức AIDA: Attention – Interest – Desire – Action
- Attention – Chú ý: Tạo được sự chú ý của người đọc.
- Interest – Thú vị: Hiển thị thông tin thú vị và tươi mới cho người đọc.
- Desire – Tạo nhu cầu: Những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ/ý tưởng mà bạn đang nói tới người đọc.
- Action – Hành động: Đưa ra lời kêu gọi hành động, ví dụ mua hàng, chốt sale.
AIDA là một trong những công thức copywriting lâu đời, chuẩn nhất cho hầu hết các hình thức marketing. Đặc biệt nó được sử dụng từ xa xưa để gửi thư trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, các trang bán hàng, các trang landing page, và nhiều hơn nữa.
Ví dụ cho mẫu tiêu đề của công thức này: “Chú ý! Phần mềm mới nhất của chúng tôi: tự động tối ưu giá comment quảng cáo FB, giúp bạn tiết kiệm 30% chí phí hàng tháng. Bạn muốn thử không?”
8. Công thức 4A: Aware – Attitude – Act – Act again
Mô hình 4A được xây dựng dựa trên mô hình tiên phong AIDA, với công thức viết bài như sau:
- Aware – Nhận biết
- Attitude – Thái độ
- Act – Hành động
- Act again – Lặp lại hành động
Người đọc ngày nay không còn muốn phải đọc một content nhai đi nhai lại theo nhiều góc nhìn khác nhau và khó quyết định mua hàng.
Vì vậy, hành động và lặp lại hành động là 2 điểm mấu chốt của mô hình 4A.
Thái độ của thương hiệu và Đặc điểm nhận biết của thương hiệu cũng được chú trọng nhiều hơn, giúp thương hiệu tạo ra được sắc màu riêng ấn tượng.
9. Công thức 5A
Từ khi Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, hành vi của khách hàng đã có những sự thay đổi rõ rệt khiến mô hình 4A không còn phù hợp để mô tả hành trình mua hàng của họ.
“Cha đẻ” của marketing hiện đại – Philip Kotler – dựa trên mô hình 4A đã phát triển nên mô hình 5A như mô hình Marketing dành riêng chơ thời đại số.
Theo đó, mô hình này bao gồm 5 giai đoạn:
- Awareness – Nhận biết
- Appeal – Khả năng thu hút
- Ask – Tìm hiểu
- Action – Hành động
- Advocate – Ủng hộ thương hiệu
Điểm khác biệt giữa mô hình 5A với AIDA hay 4A chính là: mô hình này không các bước phải diễn ra theo đúng quy trình.Bạn có thể lược bỏ vài bước hoặc nếu cần, có thể đi ngược lại với thứ tự AIDA, là ADIA chẳng hạn, để có tính linh hoạt cao cho cấu trúc bài viết mà vẫn đảm bảo chất lượng.Bởi trong thời đại mà hành trình khách hàng trở nên phức tạp bởi những micro moment như hiện nay, thì khách hàng có thể nhảy đến bước Act không theo quy trình nào cả.
Song, để làm được như vậy, thương hiệu cần đảm bảo uy tín của sản phẩm và nội dung trung thực, bộ phận telesale tốt và chương trình hậu mãi có trách nhiệm.
10. Công thức A FOREST
A – Alliteration – Lặp lại
F – Facts – Sự thật
O – Opinions – Ý kiến
R – Repetition – Lặp lại
E – Examples – Ví dụ
S – Statistics – Thống kê
T – Threes – 3 lần: Lặp lại cái gì đó 3 lần để khiến nó dễ nhớ hơn.
Phương pháp này tương đối khó sử dụng cho những bài viết cập nhật của mạng xã hội tuy nhiên sẽ rất hiệu quả cho những bài viết chuyên môn hoặc xây dựng nội dung cho một landing page có khối lượng thông tin lớn.
Cách này chủ yếu cho những bài SEO theo phong cách Big Content
11. Công thức PPPP: Picture – Promise – Prove – Push
- Picture – Hình ảnh: Một bức ảnh để tạo sự chú ý cũng như khơi dậy ham muốn.
- Promise – Cam kết, Lời hứa: Những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn đem tới cho người đọc.
- Prove – Cung cấp: Đưa ra sự hỗ trợ cho lời cam kết của bạn.
- Push – Đẩy: Kêu gọi người đọc hành động để đạt được chuyển đổi theo mong muốn của mình.
Đây là công thức điển hình cho các copywriter viết content những mẫu quảng cáo bán hàng trên Facebook hiện nay.
12. Công thức 3-Whys: 3 lý do vì sao
- Vì sao sản phẩm của bạn tốt nhất?
- Vì sao tôi phải mua nó?
- Vì sao tôi phải tin bạn?
Công thức này cũng tương tự như công thức 5 sự cản trở. Khi trả lời được 3 câu hỏi này, bạn sẽ có những gợi mở ý tưởng content quảng cáo. Nên hãy dành thời gian để tìm câu trả lời xuất sắc nhất cho 3 câu hỏi này.
“Tại sao tôi phải mua hàng của bạn khi tôi hiểu đối thủ đều tốt hơn bạn và sản phẩm của bạn không có nhiều khác biệt”
Trả lời được câu hỏi trên thì chắc chắn bạn đã có trong tay một mẫu nội dung khá là hấp dẫn rồi đó.
Và dĩ nhiên, bạn doanh số bán hàng của bạn cũng tăng lên rất nhiều rồi.
13. Công thức 5 sự cản trở
Người viết content SEO, quảng bá nội dung sản phẩm và dịch vụ, kích thích người dùng chuyển đổi hành động. Để làm được điều đó bạn phải có nội dung hấp dẫn là loại bỏ được 5 hoài nghi của người đọc:
- Tôi không đủ tiền.
- Tôi không có thời gian.
- Tôi không thích.
- Tôi không tin.
- Tôi không cần.
Đây thường chính là những câu trả lời của khách hàng khi được nghe giới thiệu một sản phẩm/ dịch vụ nào đó bất ngờ. Do đó, nó được gọi là công thức 5 sự cản trở lớn. Khi áp dụng nó vào content, bài viết của bạn cần giải quyết được cả 5 câu trả lời trên. Làm sao để khi khách hàng đọc quảng cáo của bạn mà họ không thể thốt lên những lời trên.
14. Công thức 5 thành phần cần thiết của một câu chuyện marketing thành công
Bạn cần 1 người anh hùng
Bạn cần 1 mục tiêu
Bạn cần 1 sự xung đột
Bạn cần 1 người dẫn dắt
Bạn cần có đạo đức
Một công thức chuyên sâu và chất lượng, đây là một công thức tuyệt vời để xây dựng một nội dung kể chuyện đầy hấp dẫn. Nếu bạn đang muốn nâng cao khả năng viết “storytelling” của mình thì chắc chắn không thể bỏ qua công thức này.
Nếu để ý, đây cũng là mô tip cho các phim kinh điển của Hollywoods.
Kết luận
Công thức copywriting nào là tốt nhất? Đó phụ thuộc vào Chính bạn
Sẽ không có công thức đúng cho tất cả các nội dung của web, Facebook Ads hay social media, mà chỉ có nội dung phù hợp cho cách làm của từng người. Hãy chọn lấy một công thức đúng cho bạn và khách hàng mục tiêu của mình, sau đó tiếp tục tối ưu và hoàn thiện nó.
Trên đây là 14 công thức viết content giúp thu hút nhất cho các chiến dịch marketing. Bạn hãy thử lựa chọn ra những công thức phù hợp nhất và vận chúng vào để viết các mẫu quảng cáo thật hấp dẫn nhé!
Via Tigodoo