Tôi nghĩ rằng nếu tuân thủ 8 thói quen tốt này sẽ giúp cải thiện đáng kể kỹ năng lập trình của bạn.
1. Thực hiện các prototype
Feedback tích cực nhất đến từ Jeff Nelson – người phát minh ra Chromebook. Ông tập trung vào việc tạo ra các prototype nhỏ khi học các ý tưởng mới: trong những tình huống nhất định, ông viết hàng tá các chương trình ngắn gọn, để minh họa các ý tưởng. Theo các developer, việc tạo ra các prototype nhỏ trong quá trình thử nghiệm sẽ giúp các ý tưởng mới trở nên ngắn gọn và rõ ràng hơn.
2. Brick Walls
Một mẹo khá thú vị khác đến từ nhà phát triển Web Damien Roche, đó là liệt kê tất cả những vấn đề phức tạp mà đòi hỏi hàng giờ làm việc để giải quyết. Bạn có thể tưởng tượng những vấn đề khó giải quyết như những bước tường gạch kiên cố, khi bạn vượt qua nó thì level của bạn cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy bạn nên xây dựng những bức tường như thế để tự thử thách chính mình và tìm kiếm những mục tiêu mới.
3. Tiết kiệm thời gian
Ed Prentice, một kỹ sư phần mềm, đã chia sẻ về những thói quen tốt của mình để trở thành một developer giỏi. Ông là một trong những người người đầu tiên xoay quanh vấn đề chính, đó là tiết kiệm nhiều thời gian nhất có thể: tự động hóa tất cả mọi thứ bạn có thể có được. Để hoàn thành nó, hãy sử dụng một IDE mạnh, config nó để làm những tác vụ giúp tiết kiệm thời gian, ví dụ như tạo macro cho những điều bạn thường làm đi làm lại nhiều lần, sử dụng phím tắt và các dòng lệnh UNIX.
4. Không ngừng thử thách và luôn học hỏi
Prentice còn có 1 lời khuyên khác liên quan đến việc thử thách chính bản thân.
Ví dụ: Anh yêu cầu những người chưa bao giờ viết ứng dụng web, dùng Ruby on Rails để làm 1 trang Web. Cũng như lời khuyên về việc luôn kiểm tra Stack Exchange thường xuyên về các chủ đề bạn ưa thích, như là một cách để nâng cao kiến thức của bạn. Cuối cùng, chia sẻ kinh nghiệm, các bài học cá nhân và không ngừng học hỏi cũng là một thói quen tốt. Viết blog chia sẻ kiến thức cũng là cách hệ thống hóa và học hỏi thêm về kiến thức mới.
5. Viết đi viết lại
Thứ nhất dành thời gian để trau chuốt lại code của mình. Mỗi lần bạn cần thực hiện một thay đổi (trên code), đánh giá lại hiệu quả. Thứ hai tập trung vào việc viết lại những dòng giống nhau lặp đi lặp lại, thực hiện những thay đổi cũng như kiểm tra một cách cẩn thận. Mỗi lần lặp lại sẽ mang lại những cải tiến nhỏ, và sẽ dễ dàng tìm ra lỗi sớm hơn có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn sau đó.
6. Chia nhỏ để giải quyết
Tác giả và lập trình viên Debasish Ghosh đã cố gắng tạo cho mình thói quen đọc nhiều code tốt và xấu. Bên cạnh đó, cũng quan trọng không kém, hãy để ý đến thói quen xấu không nên làm theo. Ông cũng đề nghị sử dụng một chính sách “chia nhỏ để giải quyết” khi giải quyết các vấn đề phức tạp, bắt đầu bằng việc đơn giản, tiếp đó là những phần phức tạp hơn. Một thói quen tốt khác được ông gợi ý là hãy contribute một dự án, tốt hơn là một dự án nguồn mở.
7. Luôn tìm kiếm lỗi
Với tư cách là người sáng lập ra các chương trình Tune Smithy và Bounce Metronome, Robert Walker luôn duy trì thói quen viết ra tất cả các lỗi, dù nhỏ như thế nào. Đó là một cách để không quên bất cứ điều gì, vì những sai sót nhỏ có thể dễ dàng bị bỏ xót nhưng lại đem hậu quả lớn.
Theo blog.topdev.vn