Requirements Elicitation (Khơi gợi yêu cầu) là gì?

Requirements Elicitation (Khơi gợi yêu cầu) là gì?

1. Định nghĩa:

Requirements Elicitation: là việc BA cần thu thập, tìm hiểu yêu cầu hệ thống  từ người dùng, khách hàng và các stakeholders (các bên liên quan) khác.

2. Các phương pháp thu thập yêu cầu:

Requirements elicitation bao gồm những phương pháp sau:

2.1. Workshop: là cuộc họp mà có nhiều người cùng tham gia thảo luận về một vấn đề cụ thể. Tổ chức workshop là một cách hiệu quả để các bên liên quan có thể cùng thảo luận về yêu cầu của mỗi bên và tìm cách cân bằng lợi ích các bên. Trong workshop có 3 công việc chính của BA:

- Phá băng: thông thường, sẽ có một khoảng lặng trước khi cuộc họp bắt đầu. Nếu là người host, BA cần chủ động phá vỡ tình trạng này để tiếp tục hoặc bắt đầu cuộc họp.

- Điều hướng: Tránh việc xao nhãng, nói đến những đề tài out-of-scope. Dẫn dắt để mọi người đều có thể đưa ra ý kiến của mình, contribute cho buổi họp. Ngăn chặn và giải quyết xung đột nếu có.

- Tổng kết: đưa ra các point chính đã thống nhất với các stakeholders, tổng hợp MoM - minutes of meeting (biên bản cuộc họp), tiếp tục theo dõi yêu cầu của stakeholder nếu chưa được hoàn thiện trong buổi họp

2.2. Brainstorming: Là phương pháp sử dụng sự sáng tạo để tìm ra giải pháp cho một vấn đề. Brainstorming được coi là công cụ đầu tiên mà một BA cần phải sử dụng khi thu thập, tìm kiếm yêu cầu từ các bên liên quan. BA sử dụng brainstorming để tìm hiểu yêu cầu của stakeholder mà không cần trực tiếp liên lạc với stakeholder

2.3. Interview: Là phương pháp hỏi đáp giữa BA và stakeholder để tìm hiểu thông tin và thu thập yêu cầu. Interview thường là cuộc gặp 1-1, tức là giữa BA và MỘT bên liên quan. Trước khi thực hiện interview, BA cần chuẩn bị các thông tin về stakeholder và bộ câu hỏi để có thể thu thập và tìm hiểu yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan một cách rõ ràng và chính xác nhất.

2.4. Prototyping: là việc sử dụng các phiên bản thử nghiệm (prototype) hoặc các mockup, wireframe để xác nhận nghiệp vụ với stakeholders. Lợi ích khi sử dụng prototyping là giúp BA bớt công sức thu thập yêu cầu về UI (giao diện người dùng). Tuy nhiên, BA cũng cần lưu ý về mục đích chính của prototyping để không dành quá nhiều thời gian vào vẽ prototype, mockup, wireframe. 

2.5. Survey: Là việc sử dụng mẫu khảo sát hoặc danh sách các câu hỏi có sẵn để thu thập thông tin từ câu trả lời, phản hồi của stakeholder. Sử dụng survey khi BA chưa hiểu rõ được user và cần thu thập yêu cầu từ phía người dùng.

Nguồn: baa.edu

Category