Nhược điểm của ERP có thực sự là mối lo ngại cho doanh nghiệp?

Một số nhược điểm của ERP mà doanh nghiệp cần lưu ý
 

Một số nhược điểm của ERP mà doanh nghiệp cần lưu ý


Giống như mọi phần mềm, ERP cũng có những hạn chế nhất định. Trong công đoạn chuẩn bị, nhà quản trị cần nắm rõ những thông tin của giải pháp ERP bao gồm ưu và nhược điểm. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, ưu điểm của ERP được nói tới rất nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ chia sẻ về các hạn chế của giải pháp này nhằm giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan hơn.

  • Tốn chi phí

Đây là nhược điểm đầu tiên và rõ ràng nhất của mọi giải pháp ERP ngoại trừ ERP miễn phí. Trước đây, khi công nghệ thông tin của nước ta chưa phát triển, các giải pháp ERP nước ngoài có chi phí rất cao, có khi lên tới cả ngàn đô. Bên cạnh đó, các phần mềm nước ngoài cũng khó phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. 

Trải qua một khoảng thời gian, khi công nghệ thông tin dần cải thiện ở nước ta, các phần mềm nội địa xuất hiện càng nhiều. Do là phần mềm trong nước nên giá cả không quá cao, phù hợp với quy mô vừa và nhỏ. Nhưng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư cho ERP mà vẫn dùng excel, các phần mềm miễn phí do yếu tố giá thành.

  • Thời gian triển khai dài

Một giải pháp ERP tại chỗ thời gian triển khai thường khoảng 10 – 12 tháng, ERP đám mây khoảng 2 – 6 tháng. Hiện nay hầu hết các phần mềm đều ứng dụng ERP đám mây thay cho ERP truyền thống. Tuy nhiên, doanh nghiệp khó mà đáp ứng được khoảng thời gian triển khai ERP tại chỗ do không thể tạm ngừng sản xuất, kinh doanh.



Đối với ERP đám mây, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh song song với triển khai mặc dù có thể tiến trình sẽ chậm hơn. Tuy nhiên, thời gian triển khai vẫn còn khá dài khiến cho việc kinh doanh của doanh nghiệp không được tối ưu.

  • Độ phức tạp cao

ERP chắc chắn sẽ có độ phức tạp cao hơn các cách quản lý thông thường như excel bởi ERP có nhiều chức năng, nghiệp vụ hơn. Để sử dụng được ERP cần có trình độ tin học cơ bản trong khi không phải công ty nào nhân viên cũng được đào tạo về tin học. Bên cạnh đó, nhân viên của các doanh nghiệp có cách quản lý xưa cũ, truyền thống chủ yếu có kỹ năng về tin học văn phòng nhờ kinh nghiệm làm việc và học hỏi lẫn nhau. Do đó, muốn sử dụng được ERP, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí đào tạo nhân viên.

  • Không giúp doanh nghiệp thu lợi ngay

Có rất ít giải pháp mà khi áp dụng sẽ thu ngay được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giải pháp ERP tập trung vào sự cải tiến từ cốt lõi bên trong doanh nghiệp nên sẽ cần thời gian, thậm chí thời gian dài mới có chuyển biến rõ rệt. Nhà quản trị có thể sẽ cảm thấy chán nản và từ bỏ bởi hạn chế này của ERP. 

  • Dễ thất bại trong triển khai nếu không có chiến lược phù hợp

Hệ thống ERP cần thời gian triển khai lâu dài, chắc chắn. Do đó, nếu không có một kế hoạch triển khai cẩn thận có thể dẫn đến thất bại. Vấn đề triển khai giữa chừng phải ngừng lại hoặc hủy bỏ sẽ gây tốn kém không hề ít nguồn lực. 

Tuy nhiên, vấn đề này cũng hầu như ít xảy ra vì các nhà cung cấp có uy tín hiện nay đều tổ chức họp kỹ lưỡng với doanh nghiệp cùng đội ngũ chuyên gia tham gia triển khai. Do đó, để có thể được khắc phục được nhược điểm này cũng không quá khó khăn.

Doanh nghiệp có nên bị ảnh hưởng bởi nhược điểm của ERP?
Đầu tư vào phần mềm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chấp nhận cả những nhược điểm của ERP. Khi nắm được các nhược điểm này, có thể doanh nghiệp sẽ nghĩ ERP không đáng để đầu tư, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên ngược lại, ERP chính là giải pháp quản trị tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Những nhược điểm của ERP hoàn toàn có thể khắc phục được dễ dàng. Lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp còn lớn hơn nhiều so với mức phí bỏ ra. Một hệ thống ERP luôn đảm bảo 3 yếu tố: tính toàn diện, tính linh hoạt và sự phù hợp. Do đó, doanh nghiệp không nên bị ảnh hưởng bởi nhược điểm của ERP.

Nguồn cloudify.vn

Tags