Triết lý "Connecting The Dots" của Steve Jobs

idiom (also mainly UK join the dots) to understand the relationships between different facts or events so that you fully understand a situation: All the information is there in the article — you just need to connect the dots. I regret that we didn't connect the dots quickly enough on terrorism.

Chắc hẳn khi nghe cụm từ “Connecting the dots”, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến trò chơi giải đố “kết nối các dấu chấm” để tìm ra bản vẽ hoàn chỉnh. Trên thực tế, đây không chỉ là trò chơi được trẻ em yêu thích, đó còn là một kỹ năng quan trọng trên con đường phát triển sự nghiệp ở thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.

Lý giải nguyên nhân của cách mạng 4.0 và cách nó tác động đến nền kinh tế và thị trường lao động.

“Connecting The Dots” Là Kỹ Năng Gì?

Tất cả việc bạn làm, những người bạn gặp, các dự án, sự kiện bạn từng tham gia… tóm lại là toàn bộ kinh nghiệm bạn tích lũy được trong quá khứ đều trở thành những dấu chấm – the dots.

“Connecting the dots” là khả năng kết nối các dấu chấm ấy để tạo nên ý tưởng mới hoặc phương pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề hiện tại. Vậy những gì bạn học hay làm trong quá khứ đều có thể giúp ích cho bạn ở hiện tại và tương lai, nếu bạn biết kết nối chúng lại, như cái cách Steve Jobs đã làm.

Đọc thêm: Những bí mật chưa tiết lộ về Steve Jobs

“Connecting the dots” là khả năng kết nối các dấu chấm ấy để tạo nên ý tưởng mới hoặc phương pháp nhằm giải quyết tốt vấn đề hiện tại. Vậy những gì bạn học hay làm trong quá khứ đều có thể giúp ích cho bạn ở hiện tại và tương lai, nếu bạn biết kết nối chúng lại, như cái cách Steve Jobs đã làm.
Steve Jobs (1955 - 2011), nhà kinh doanh và nhà sáng chế người Mỹ, đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple. Ông cũng từng là giám đốc điều hành của công ty Pixar Animation Studios, nhà điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story..

Sau khi thôi học tại trường mỹ thuật hàng đầu của Mỹ – đại học Reed, Steve Jobs đã tham gia khóa thư pháp chỉ vì cảm thấy tò mò. 10 năm sau, khi đang thiết kế chiếc máy tính đầu tiên, ông đã áp dụng vào đó tất cả kiến thức về thư pháp được học. Đó là lý do những chiếc máy tính chúng ta dùng bây giờ có những bảng chữ rất đẹp.

Bạn không thể kết nối các điểm trong đời bạn khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại phía sau. Vì vậy bạn phải tin tưởng rằng các điểm đó rồi sẽ kết nối trong tương lai. Bạn phải tin vào cái gì đó - lòng can đảm, vận mệnh, cuộc đời, nghiệp chướng, bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ khiến tôi thất vọng, nó đã tạo nên tất cả sự khác biệt trong cuộc đời tôi. (You can’t connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards. So you have to trust that the dots will somehow connect in your future. You have to trust in something — your gut, destiny, life, karma, whatever. This approach has never let me down, and it has made all the difference in my life.).

Tại Sao Nói “Connecting The Dots” Là Kỹ Năng Thiết Yếu Trong Thời Đại 4.0?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện tại đã khiến thị trường lao động có những chuyển mình rõ rệt. Chẳng hạn, nhiều công nghệ được ứng dụng vào các ngành nghề, lao động chân tay dần được thay thế bằng tự động hóa hay “sự lên ngôi đầy tính nguy cơ” của robot.

Người có kỹ năng "connecting the dots" thường được xem là có "nhiều võ", hoặc "two-trick pony - ngựa con nhiều mánh".

Con người đòi hỏi phải thay đổi liên tục để thích ứng và gia tăng tính cạnh tranh (với cả người lẫn máy) nếu không muốn bị đào thải.

Theo nghiên cứu của McKinsey, các công việc mang tính lặp đi lặp lại hoặc liên quan nhiều đến kỹ thuật có khả năng cao bị thay thế. Trong khi đó, các vị trí có nhiệm vụ kết nối, quản lý con người hay sáng tạo lại có tỉ lệ đào thải khá thấp.

“Connecting The Dots” Ứng Dụng Trong Nhiều Lĩnh Vực Khác, Trong Đó Có CNTT

“Connecting the dots” là kỹ năng quan trọng đối với lĩnh vực dữ liệu

Connecting The Dots hiểu đơn giản là kết nối các điểm thông tin lại với nhau. Khi chúng ta phân tích dữ liệu sẽ cho ra nhiều thông tin rời rạc với nhau. Và Connecting The Dots là một kỹ năng quan trọng mà các nhà phân tích cần phải có để liên kết những thông tin lại với nhau nhằm giải quyết các yêu cầu đưa ra từ doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, chúng ta sẽ cùng xem qua ví dụ phân tích doanh thu của một công ty bán các sản phẩm công nghệ để cải thiện doanh thu bán hàng.

Ví dụ phân tích khối lượng giao dịch

Giả sử thị trường Bắc Mỹ và châu Âu đang suy thoái kinh tế làm cho số lượng giao dịch bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, những nước đang phát triển ở khu vực châu Á thì ở rất xa 2 khu vực bị suy thoái nên ít bị ảnh hưởng. Ta vẫn có thể thúc đẩy số lượng giao dịch của thị trường này.

Vậy chúng ta có insight đầu tiên là “Thúc đẩy tăng trưởng số lượng giao dịch của thị trường châu Á”.

Ví dụ phân tích dòng sản phẩm

Khi suy thoái kinh tế thì tất cả các mặt hàng đều giảm giá. Nhưng khi phân tích ra thì ta thấy laptop là một mặt hàng "high demand" (nhu cầu cao). Nên dù trong thời điểm suy thoái thì người dùng vẫn phải mua để học tập và làm việc.

Vậy insight thứ hai là “Tập trung chiến lực Marketing vào mặt hàng laptop”.

Tổng hợp dữ liệu quá khứ...

Sau khi phân tích dữ liệu thì sẽ cho ra rất nhiều dashboard khác nhau. Điều khó nhất là làm sao để ta biết được từ những dashboard đó cho ra đúng insight thứ nhất, insight thứ hai,… để từ đó liên kết các insight đó lại với nhau. Đó chính là kỹ năng "Connecting The Dots".

Kết Luận

Phát triển các kỹ năng mới, bền bỉ học tập suốt đời, liên tục nâng cấp bản thân là những điều cần làm để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng đa dạng trong thời đại 4.0. Và một trong những kỹ năng thiết yếu là “connect the dots”.

Bạn biết cách kết nối, ứng dụng kiến thức và kinh nghiệm của nhiều lĩnh vực khác nhau, bạn càng giỏi sáng tạo để giải quyết tốt công việc. Hiểu biết nhiều cũng giúp bạn tăng khả năng thích nghi và cạnh tranh hơn so với người chỉ biết cái họ chuyên.

Category