Hệ thống ERP là gì?
Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới đều đã bắt đầu triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP. Đây được coi là con đường giúp doanh nghiệp từng bước số hóa một cách nhanh chóng nhất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp nhỏ và vừa nên đầu tư phần mềm quản trị ERP?
ERP (Enterprise Resource Planning) được hiểu Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Giải pháp này tích hợp tất cả các tính năng cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như từ quản lý nhân sự, kế toán, hành chính, … cho đến việc quản lý sản xuất, kinh doanh. Khả năng tích hợp mạnh mẽ này giúp nhà quản lý có thể có được cái nhìn tổng thể nhất về doanh nghiệp cũng như hỗ trợ việc ra các quyết định phù hợp và kịp thời nhất.
Triển khai ERP cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ hay khó?
Lợi ích của ERP đối với các doanh nghiệp là không cần bàn cãi, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai thành công và quá trình này không phải bao giờ cũng dễ dàng. Vì thế, việc triển khai ERP cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ hay khó còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan chủ quan của doanh nghiệp, đối tác triển khai và lựa chọn giải pháp ERP có phù hợp hay không.
Các yếu tố chủ quan của doanh nghiệp, bao gồm quyết tâm của ban lãnh đạo, trình độ của đội ngũ nhân viên hay cơ sở vật chất, kỹ thuật hay khả năng tài chính ảnh hưởng tới 40% sự thành bại của dự án. Để có thể thấy được hiệu quả của hệ thống ERP, doanh nghiệp không thể sốt sắng và đòi hỏi hiệu quả trong ngày một ngày hai và phải mất hàng năm trời, thâm chí là một vài năm. Nếu doanh nghiệp không có đủ năng lực về trình độ và ngân sách hay quyết tâm nửa vời thì rất khó để có thể triển khai được giải pháp này.
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả triển khai ERP chính là giải pháp từ nhà cung cấp có phù hợp với doanh nghiệp hay không. Hầu hết doanh nghiệp đều tin rằng, một giải pháp ERP “xịn” từ một nhà cung cấp uy tín trên thế giới sẽ giúp việc triển khai dễ dàng và đem lại hiệu quả lớn. Tất nhiên, không thể phủ nhận một giải pháp ERP đắt tiền sẽ là lựa chọn tối ưu nhất nếu như doanh nghiệp có đủ nguồn lực về tài chính. Thế nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần cân nhắc tính phù hợp với đặc thù riêng và khả năng tài chính của doanh nghiệp mình. Như vậy, việc triển khai ERP sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều cho cả bản thân doanh nghiệp và đối tác triển khai.
Để triển khai được ERP không thể không nhắc đến vai trò của đối tác tư vấn, triển khai giải pháp. Một đối tác tư vấn tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp để lựa chọn ra được giải pháp phù hợp nhất, tạo tiền đề cho việc triển khai dễ dàng hơn. Một đối tác triển khai có năng lực và uy tín sẽ quyết định đến 40% sự thành bại trong quá trình triển khai dự án. Đội ngũ triển khai có kinh nghiệm triển khai ERP sẽ đảm bảo được tỷ lệ thành công cao nhất của dự án. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần cần nhắc kỹ lưỡng và không nên “ki bo” về vấn đề chi phí khi lựa chọn đối tác triển khai.
Như vậy, có thể thấy hành trình triển khai ERP cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ hay khó phụ thuộc vào các yếu tố cả chủ quan và khách quan của doanh nghiệp. Để việc triển khai ERP đạt tỷ lệ thành công cao nhất, doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng các yếu tố trên.
Via cmcts