Tìm hiểu giải pháp Cloud ERP và Odoo

Phần mềm Cloud ERP hay ERP đám mây đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối với các doanh nghiệp và nhà quản trị. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều chủ doanh nghiệp đã sử dụng, đang sử dụng hoặc đang tìm hiểu về Cloud ERP nhằm hỗ trợ doanh nghiệp của mình.

Phần mềm Cloud ERP là gì?

Trước khi đi qua khái niệm phần mềm Cloud ERP chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua Phần mềm ERP truyền thống là gì? 

Phần mềm ERP (Viết tắt đầy đủ là Enterprise Resource Planning) dịch ra tiếng việt nghĩa là phần mềm hoạch định nguồn lực của doanh nghiệp.

Hiểu theo cách đơn giản phần mềm ERP cung cấp một giải pháp toàn diện (all in one) giúp doanh nghiệp tạo ra được một cơ sỡ dữ liệu thống nhất giữa mọi phòng ban với nhau: Kế toán, nhân sự, quản lý hàng hóa quản lý xuất nhập…

Giống với ERP truyền thống ở chỗ đều cùng là hệ thống ERP với các phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp tổng thể. Cloud ERP tiên tiến và đặc biệt hơn vì ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu. Cloud ERP không dựa trên cơ sở hạ tầng máy chủ của doanh nghiệp như ERP truyền thống mà dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Tức là toàn bộ các phòng ban trong doanh nghiệp sẽ không cần đến máy chủ dữ liệu như trước kia mà chỉ cần truy cập và tìm kiếm, sử dụng dữ liệu theo nhu cầu.

ERP đám mây chính là công nghệ được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi tính tiện lợi và tiết kiệm mà nó mang lại.

So sánh phần mềm Cloud ERP và Phần mềm ERP truyền thống

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa phần mềm Cloud ERP và phần mềm ERP truyền thống:

Tiêu chí

ERP Truyền thống

Cloud ERP

Không gian lưu trữ

Máy chủ nội bộ

Doanh nghiệp có thể truy cập trực tiếp vào máy chủ nội bộ

ĐIện toán đám mây

Các doanh nghiệp phải truy cập vào máy chủ thông qua trình duyệt web

Cách thức định giá

Định giá theo số lượng user sử dụng (Chi phí nâng cấp, đào tạo, hỗ trợ có thể được tính vào chi phí phát sinh)

Định giá theo tháng hoặc theo năm ( bao gồm luôn phí đào tạo, nâng cấp, bảo trì)

Bảo mật dữ liệu

Dữ liệu dễ bị mất khi máy chủ nội bộ bị tấn công

Dữ liệu toàn bộ được ảo hóa lên trên điện toán đám mây nâng cao được khả năng bảo mật dữ liệu

Khả năng điều chỉnh

Vì là mạng nội bộ nên doanh nghiệp toàn quyền điều chỉnh phần mềm ERP xài riêng cho doanh nghiệp

Khó điều chỉnh vì doanh nghiệp không được toàn quyền thay đổi cài đặt trên Cloud


Những lợi ích mà phần mềm Cloud ERP mang lại cho doanh nghiệp

Với việc ứng dụng phần mềm Cloud ERP vào quản lý doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp đều mang lại được nhiều lợi ích to lớn cả về chi phí lẫn thời gian.

Cùng điểm qua những lợi ích mà Phần mềm Cloud ERP mang lại dưới đây:

Gia tăng năng suất lao động

Với việc ứng dụng điện toán đám mây vào lưu trữ dữ liệu giúp cho mọi phòng ban trong công ty được kết nối với nhau và có thể kết nối từ bất kì đâu cả bên trong hoặc ngoài công ty điều này cho ra một quy trình làm việc nhất quán nhất và không cần phải tốn nhiều thời gian chờ phòng ban này duyệt phòng ban kia duyệt như trước đây nữa. Mọi công việc đều thực hiện trên môi trường Online.

Cải thiện quy trình làm việc

Phần mềm giúp tìm ra được những điểm chưa được và cần cải tiến trong quy trình làm việc từ đó giúp chủ doanh nghiệp đưa ra phương án phù hợp để cải thiện quy trình làm việc của công ty.

Giúp tiết kiệm nguồn lực

ERP truyền thống thường bao gồm rất nhiều bộ phận như: máy chủ dữ liệu, máy chủ dữ liệu dự phòng, máy chủ quản lý internet,….Theo đó, mức chi phí lắp đặt, cập nhật, sửa chữa, bảo trì cũng không hề rẻ.

Cloud ERP dần thay thế ERP truyền thống bởi các bộ phận cồng kềnh đều được thay thế bằng lưu trữ đám mây. Dữ liệu sẽ được cập nhật và sao lưu theo thời gian thực một cách nhanh chóng, không cần đến nhân viên để thực hiện các công việc này. Chi phí lắp đặt, bảo trì,…cũng từ đó giảm đi rất nhiều. 

Giải pháp phần mềm Odoo

Là phần mềm Cloud ERP kết hợp với mã nguồn mở, Odoo là một trong những giải pháp đa dạng và phù hợp với rất nhiều mô hình, ngành nghề của doanh nghiệp. Phần mềm tích hợp CRM, tạo trang web, quản lý tài chính, email,…và đặc biệt là tùy chọn chỉnh sửa theo nhu cầu của người dùng. 

Odoo có giao diện thân thiện, hiện đại, không yêu cầu trang bị một ổ cứng mạnh hay máy chủ dữ liệu lớn để lưu trữ vì công nghệ điện toán đám mây có thể giải quyết vấn đề này. Với Odoo, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được bảo mật an toàn. Quy trình triển khai nhanh và các dịch vụ chuyên nghiệp góp phần khiến Odoo là một trong những phần mềm được sử dụng nhiều nhất với 5 triệu người dùng trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, giống với Oracle, Odoo cũng là một phần mềm nước ngoài và đã được Việt hóa. Mức chi phí cho phần mềm, triển khai, đào tạo,…không phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù được Việt hóa bởi chính đội ngũ Odoo, phần mềm vẫn khó mà ăn khớp được với các tiêu chuẩn trong doanh nghiệp Việt Nam như các phần mềm nội địa. Tuy nhiên, là một giải pháp quản lý tổng thể và chỗ đứng vững chắc trên thị trường, Odoo ngày càng được mở rộng hỗ trợ đa dạng các chức năng, giao diện dễ dùng, trải nghiệm UI/UX tuyệt với, Odoo đang trên đà khẳng định vị trí của mình trên thị trường Việt Nam.

 

Tags