Chỉ số EQ có vai trò quan trọng trong hiệu quả công việc như thế nào?

Với thị trường lao động cạnh như hiện nay, nhà tuyển dụng không những dựa vào chỉ số IQ của ứng viên mà còn đặc biệt quan tâm tới chỉ số EQ. Vậy ngay bây giờ hãy để 123job tiết lộ những lý do chỉ số EQ có vai trò quan trọng trong hiệu quả công việc.

EQ cao không phải để bạn dễ lấy lòng người khác, mà để họ cảm nhận được những cái tốt đẹp trong con người của bạn.

Nhiều người tưởng rằng trong kinh doanh hay các lĩnh vực chuyên nghiệp khác cần tránh để cảm xúc ảnh hưởng đến công việc, tuy nhiên các nghiên cứu mới nhất cho thấy chỉ số thông minh xúc cảm thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành tổ chức, quản lý đội nhóm, quản lý nhân sự và kinh doanh nói chung cũng như trong các mối quan hệ với bạn bè, gia đình và xã hội.

I. Chỉ số EQ là gì?

EQ là viết tắt của cụm từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc của con người. Chỉ số này được dùng để đo lường trí tưởng tượng, sự sáng tạo của một cá nhân, những người có chỉ số EQ cao sẽ có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc cá nhân rất tốt nên đa phần đều có kỹ năng lãnh đạo rất giỏi. Để đo chỉ số EQ phải thực hiện các bài test kiểm tra mới có được kết quả tốt nhất.

Khoa học đã chứng minh một người muốn thành công thì cần có cả IQ và EQ. Điều này cũng được nhiều nhà tâm lý học hàng đầu thế giới đồng ý và công nhận. Để thành công ở lĩnh vực nào đó thì IQ chỉ chiếm 10% đến 25% còn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó bao gồm cả EQ.

II. Lý do chỉ số EQ lại có vai trò quan trọng trong hiệu quả công việc

1. Giúp bạn phát triển khả năng giao tiếp

EQ giúp con người phát triển khả năng giao tiếp, kết nối với bạn bè. Người có chỉ số EQ cao thường rất hòa đồng, dễ làm quen với nhiều người mới vì thế mà họ có rất nhiều mối quan hệ tích cực. Hơn thế nữa chính sự hoà đồng và dễ thích nghi với môi trường xung quanh đã giúp con người có EQ cao tự hình thành những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ. Chúng sẽ biết cách xây dựng các mối quan hệ để tạo tiền đề thuận lợi cho việc học tập cũng như sự nghiệp sau này. Khi bạn có mạng lưới mối quan hệ bạn bè rộng thì tất nhiên sẽ nhận được sự giúp đỡ hay lời khuyên từ chính những người này với vai trò là đối tác, đồng nghiệp hay cộng sự.

2. Giúp bạn tự tin trước đám đông

EQ giúp con người phát huy tốt kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Người có chỉ số EQ cao thường là tâm điểm trong mọi sự kiện, họ được tập thể quan tâm và tin tưởng, đánh giá cao và giao nhiều trọng trách quan trọng. Không chỉ vậy những người có chỉ số EQ cao sẽ dễ dàng thấu hiểu người khác do đó họ được mọi người quý mến, lãnh đạo hài lòng. Khi bạn tự tin thì chắc chắn sẽ hành động và đạt được mục tiêu đã đề ra.

3. Hoàn thiện nhân cách một cách tốt nhất

Chỉ số EQ cao sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách tốt nhất đặc biệt đối với những người trẻ. Khi bố mẹ của họ nhận ra con mình có chỉ số EQ cao thường sẽ định hướng nghề nghiệp cho con theo đuổi những ngành nghề có điều kiện phát huy điểm mạnh là kỹ năng giao tiếp như dẫn chương trình, các nghề liên quan đến truyền thông báo chí, chính trị gia, diễn giả, MC truyền hình… EQ cao chính là “chìa khóa vàng” mở ra vô vàn những cánh cửa dẫn đến cơ hội phát triển bản thân một cách toàn diện và đạt được thành công trong sự nghiệp.

III. Tại sao các doanh nghiệp lại quan tâm chỉ số EQ của ứng viên khi tuyển dụng?

Để tuyển dụng nhân sự thì ngày nay các HR không chỉ quan tâm đến IQ của ứng viên mà còn chú trọng nhiều đến EQ, có thể cho rằng đối với một số công việc người có chỉ số EQ cao sẽ được tuyển chọn trước những người có chỉ số IQ cao. Nhiều công ty, tập đoàn lớn đã áp dụng điều đó vào quy trình tuyển dụng nhân sự của mình và những con số sau đây sẽ chứng minh cho hiệu quả đó: Pepsico đã tăng hiệu quả công việc lên 10%, Sheraton mở rộng thị phần thêm 24%, Amadori đã giảm được 63% tỷ lệ thay đổi nhân sự nhờ vào khám phá phát triển được EQ của nhân viên.

1. Người có EQ cao rất lạc quan trong công việc và cuộc sống

Những người sở hữu chỉ số EQ cao thường không có thói quen than trách khi rơi vào bất cứ một tình huống khó khăn nào, thay vào đó họ dành thời gian để khắc phục những khó khăn đó. Điều này không có nghĩa là họ bỏ mặc những điều tiêu cực hay chủ quan mà chỉ là họ không muốn bản thân lún quá sâu vào những suy nghĩ tiêu cực để ảnh hưởng đến công việc khác.

2. Người có EQ cao thì không nuôi hận thù

Những người có EQ cao có kỹ năng quản lý bản thân tốt, đặc biệt là họ luôn biết kiểm soát cảm xúc của mình. Họ luôn rành mạch trong mọi việc, hận thù cá nhân sẽ không ảnh hưởng đến công việc. Họ chấp nhận bài học trong quá khứ và kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Đây là một trong những điều mà nhà tuyển dụng nên quan tâm khi lựa chọn nhân viên 

3. Người có EQ cao có khả năng tạo động lực

Những người có chỉ số EQ cao thường hay tự tạo động lực chinh phục những thử thách mới mỗi ngày. Họ không nản chí khi gặp những tình huống khó khăn mà cố gắng chinh phục để tạo ra những thành công lớn hơn trong tương lai, không những vậy họ còn lan tỏa tinh thần lạc quan vui vẻ đến với những người xung quanh để tạo ra bầu không khí thoải mái khi làm việc. Những người này thường có tham vọng trong công việc và với những phẩm chất nói trên họ xứng đáng được thăng tiến.

4. Người có EQ cao có năng suất làm việc cao

Các nghiên cứu về chỉ số con người đã chỉ ra rằng năng lực cảm xúc quan trọng gấp 2 lần kiến thức chuyên môn. Những người này còn luôn sáng tạo ra cách làm linh hoạt để cái tiến chu trình làm việc của mình, họ là những người có khả năng quản lý thời gian rất tốt. Các nhà khoa học cũng đa chứng minh rằng 6 năng lực để phân biệt những người làm việc mang lại hiệu suất cao và với những người làm việc bình thường đó là: Sự tự tin, khả năng phân tích, kỹ năng tư duy logic, chủ động nhận thử thách, khát khao đạt được thành tựu và tiêu chuẩn thành tựu cao. Trong 6 năng lực này, chỉ có khả năng phân tích và tư duy khái niệm là những yếu tố thuộc về IQ, còn lại bốn năng lực khác là thuộc về EQ.

5. Người có EQ cao có tinh thần trách nhiệm

Những người này họ sẵn sàng chịu trách nhiệm với những việc làm của mình chứ không có thói quen đổ lỗi cho người khác và dám đương đầu với khó khăn thử thách, luôn cố gắng hết mình để hoàn thành công việc. Người có tinh thần trách nhiệm thì luôn được đánh giá cao và giao nhiều trọng trách quan trọng, từ đó sự nghiệp cũng được thăng tiến.

IV. Những khả năng nổi trội đo chỉ số EQ 

1. Tự nhận diện và quản lý cảm xúc cá nhân

Người có chỉ số EQ cao thường có nhiều cảm xúc và học phân biệt những cảm xúc đó, biết đâu là giận, hờn, yêu, ghét, đố kỵ, thông cảm, tự tin... Nhờ vào đó họ xác định rõ bản thân mình nghĩ gì và cần gì do đó tự quản lý cảm xúc của mình và luôn tìm cách nâng cao tinh thần để thích nghi với môi trường xung quanh. Họ cũng có thể thấu hiểu được người xung quanh cần gì và có thể giúp đỡ như vậy cộng đồng sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

2. Không có những mong ước vô lý

Những người có chỉ số EQ cao luôn phân tích được ra vấn đề và biết mình cần phải làm gì, những mong ước của họ luôn hiện thực chứ không mơ mộng, họ thường thảo luận với người khác về ước mơ mà bản thân đang ấp ủ. Họ cũng là những người có kỹ năng lập kế hoạch tốt, họ luôn cố gắng hành động để đạt được thành quả nhanh nhất. Những mong đợi vô lý chỉ tạo ra sự căng thẳng và sự thất vọng với chính mình và cả mọi người xung quanh. 

3. Đứng ngoài những tiêu cực

Khi nghiên cứu, kiểm tra chỉ số EQ người ta nhận thấy rằng đối với những người có chỉ số cảm xúc thông minh cao thì cảm xúc tiêu cực không có cơ hội tồn tại xung quanh họ. Những việc làm tiêu cực thường xuất phát từ sự ghen ghét, đố kỵ, tham sân si,… Tránh những điều đó họ thường có xu hướng tránh tham gia vào các tình huống vô lý và vô cảm.

4. Biết cách nói không hợp lý

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người có chỉ số thông minh xúc cảm là khả năng từ chối hợp lý. Đặc biệt là khi chúng ta phải nói không với chính mình. Nói không với sự tự tin mà không có định kiến chính là khả năng từ chối hiệu quả.

5. Thiết lập ranh giới 

Những người có chỉ số EQ cao thường có ranh giới rõ ràng giữa những mối quan hệ. Việc đó không chỉ có lợi ích cho việc duy trì các mối quan hệ như việc đối nhân xử thế mà còn giúp mình tránh không bị lợi dụng hay gây phiền nhiễu về tinh thần cũng như vật chất.

6. Không vơ vào mình

Người xúc cảm thông minh không lấy hành động hay cuộc sống của người khác để vơ vào mình. Họ không thấy tủi thân trươc thành công của người khác hay để người khác ảnh hưởng đến mình một cách thiếu kiểm soát.

7. Rút kinh nghiệm từ những người đi trước

Một trong những kỹ năng sống không thể thiếu của người có chỉ số EQ cao là luôn biết mắt quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Từ đó tự rút ra được kinh nghiệm đáng quý cho bản thân cũng nhờ sự lắng nghe, biết học hỏi mà có được nhiều bài học từ những người đi trước truyền đạt lại. Và chắc chắn sẽ không lặp lại những sai lầm đó.

8. Yêu thương và tôn trọng bản thân

Người có chỉ số xúc cảm thông minh biết tôn trọng và yêu thương bản thân mình hơn. Họ lựa chọn những hoạt động làm bản thân mình trở nên vui vẻ, bình yên, hạnh phúc hơn. Yêu thương và tôn trọng bản thân không có nghĩa là lúc nào cũng cố gắng đạt được những gì có lợi nhất cho mình, mà đó còn là sự cân bằng giữa cho đi và nhận lại những xúc cảm tích cực với những người xung quanh. Càng cố gắng hiểu cảm xúc hơn, bạn sẽ thấy cuộc sống càng trở nên tích cực, đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Không có một loại chất kích thích nào có thể giúp bạn thoát ra khỏi những rối ren cuộc đời hơn là tự chính bạn vực dậy bản thân.

IV. Sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo xuất sắc với một nhà lãnh đạo trung bình

Trong một nghiên cứu năm 1998, Goleman chỉ ra rằng, trí tuệ cảm xúc là yếu tố xác định 80% - 90% sự khác biệt giữa một nhà lãnh đạo xuất sắc với một nhà lãnh đạo trung bình. Các hành vi được xác định bao gồm:

- Khả năng nhận biết, hiểu tâm trạng, cảm xúc và điều hướng tác động cảu bản thân đối với người khác.

- Khả năng kiểm soát hoặc chuyển hướng xung đột, tâm trạng và suy nghĩ trước khi hành động.

- Niềm đam mê làm việc với những mục tiêu vượt qua cả chuyện tiền bạc, theo đuổi những mục tiêu lớn với năng lượng và sự nhiệt huyết.

- Khả năng hiểu được sự che giấu cảm xúc của người khác và kỹ năng đối xử với mọi người theo phản ứng, cảm xúc của họ, thành thạo trong việc quản lý các mối quan hệ, xây dựng mạng lưới quan hệ và khả năng tìm thấy các điểm chung và tạo dựng mối quan hệ với những người mới gặp.

Thông thường, chỉ số IQ của bạn có tính di truyền và được cải thiện một chút trong thời thơ ấu. Vì hầu hết mọi người đều có chỉ số IQ tương đương nhau, nên chỉ số IQ cao cũng cho bạn không nhiều lợi thế cạnh tranh trong công việc.

Mặt khác, chỉ số EQ có thể được cải thiện ở mọi lứa tuổi. Nâng cao năng lực EQ của bạn không phải điều dễ làm, nó cần sự kiên trì trong quá trình đánh giá, cam kết, cải thiện từng hành vi trong suốt quá trình dài. Năng lực EQ cũng không nâng lên theo độ tuổi của bạn. Một số người có thể học được nhiều điều từ cuộc sống của họ, nhưng một số thì không.

Theo tỷ phú Warren Buffett, EQ là yếu tố tác động mạnh đến thành công. Nhà đầu tư có chỉ số IQ được cho là 160 từng chia sẻ: "Thành công trong đầu tư không liên quan gì tới chỉ số IQ, ngay cả khi IQ của bạn ở mức trên 125. Nếu bạn chỉ thông minh ở mức trung bình, điều bạn cần là khí chất".

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Với IQ cao, bạn có thể được tuyển dụng, nhưng để thăng tiến, phát triển, chỉ số EQ quan trọng hơn nhiều. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

V. Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã bật mí cho bạn những lý do chỉ số EQ có vai trò quan trọng trong hiệu quả công việc như thế nào. Hy vọng bạn có thể dựa vào đó để rèn luyện bản thân và trở thành mẫu người hoàn hảo nhất theo cách của mình và cùng lan tỏa những điều tích cực đến với mọi người xung quanh làm xã hội ngày một tươi đẹp hơn!

Tổng hợp từ Internet

Category