Hệ thống BI (Business Intelligence) là gì? Sự khác biệt giữa Business Intelligence và Business Analytics

Hệ thống BI (Business Intelligence) là gì? Sự khác biệt giữa Business Intelligence và Business Analytics

BI là viết tắt của Business Intelligence (tạm dịch là Kinh doanh thông minh hay Trí tuệ doanh nghiệp). Đây là hệ thống tích hợp công nghệ được doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau. 

Công nghệ BI (BI Technology) cung cấp cái nhìn toàn cảnh về hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán trong tương lai. Qua hệ thống này, tổ chức có thể khai thác nguồn dữ liệu một cách hiệu quả, khai phá các tri thức giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định chính xác dựa trên cơ sở dữ liệu.

Business Intelligence được xây dựng gồm 3 thành phần chính sau:

  • Data Warehouse: Là công cụ để lưu trữ dữ liệu tổng hợp trong tổ chức. 
  • Data Mining: Đây là công cụ giúp khai thác dữ liệu, phân tích để tìm ra mối liên hệ hoặc ý nghĩa của các tập dữ liệu thông qua việc phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), phát hiện mối quan hệ kết hợp (Association Rule), dự đoán (Prediction),…
  • Data Analyst: Công cụ phân tích và mô hình hóa dữ liệu, giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược đối với hoạt động vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa Business Intelligence và Business Analytics

Đều là công cụ quản lý dữ liệu thông minh, tuy nhiên giữa Business Intelligence và Business Analytics có những điểm khác nhau cơ bản sau:

Mục đích sử dụng Business Intelligence và Business Analytics

Business Intelligence tập trung vào phân tích mô tả. BI cung cấp các báo cáo tóm tắt các dữ liệu được thu thập từ thời điểm lịch sử đến hiện tại. Phần mềm giúp hiển thị những gì đã hoặc đang xảy ra trong tổ chức (hướng đến cải tiến). Báo cáo quản trị thông minh trả lời các câu hỏi “điều gì đã xảy ra đối với tổ chức?” và “bằng cách nào để tối ưu hóa?”. Thông qua những dữ liệu này, người lãnh đạo có thể đưa ra những điều chỉnh hoặc thay đổi để gia tăng hiệu quả vận hành. 

Ở chiều ngược lại, phân tích kinh doanh - Business Analytics - tập trung vào phân tích dự đoán (hướng đến tương lai). Công cụ này sử dụng các dữ liệu để dự báo các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai như: biến động của thị trường, sự phát triển của ngành, nhu cầu thị trường,... Ngoài ra, ứng dụng còn có thể đánh giá tiềm năng tổ chức có thể đạt được các kết quả trong tương lai bằng những con số cụ thể. Công cụ phân tích Business Analytics mang tính định hướng  cao hơn so với báo cáo quản trị thông minh. Thông qua việc trả lời câu hỏi “Tại sao? Ví dụ như: Tại sao bạn phải đầu tư?, Tại sao bạn phải nghiên cứu sản phẩm mới?,...  Business Analytics dự đoán trước những sự việc có thể xảy ra, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những biến động trong tương lai. 

Về cách khai thác dữ liệu

Business Intelligence giúp xử lý các dữ liệu thô mà doanh nghiệp đang sở hữu. Các công cụ BI truy cập, phân tích các tập dữ liệu và trình bày kết quả trong các báo cáo, biểu đồ, bảng,... Còn đối với Business Analytics, công cụ này chỉ tập trung vào phân tích các nguồn dữ liệu đã được xử lý, hay nói cách khác là phân tích những tập data đã được ứng dụng trong các hoạt động của tổ chức. Có thể thấy rằng, giữa BI và BA có mối quan hệ với nhau trong việc sử dụng dữ liệu, các kết quả báo cáo của BI chính là nguồn dữ liệu đầu vào cho quá trình phân tích của BA. 

Đối tượng sử dụng Business Intelligence và Business Analytics

Bất kỳ tổ chức nào cũng có thể triển khai Business Intelligence hoặc Business Analytics. Tuy nhiên, 2 nền tảng công nghệ này có những đặc trưng riêng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau:

  •  Ứng dụng BI phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tối ưu hoạt động vận hành. Đây thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn, quy trình hoạt động phức tạp, tốn thời gian trong việc giải quyết các vấn đề. 
  •  Ứng dụng Business Analytics phù hợp với các tổ chức đang hướng tới mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu suất làm việc. 

Business Intelligence và Business Analytics

Tùy thuộc vào mô hình và mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp nên cân nhắc triển khai nền tảng ứng dụng phân tích dữ liệu phù hợp. 

Ứng dụng Business Intelligence và Business Analytics trong doanh nghiệp

Nhiều người vẫn đang cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề “Giữa Business Intelligence và Business Analytics đâu là ứng dụng quản lý dữ liệu tốt hơn?” Trên thực tế, doanh nghiệp cần cả BI và BA kết hợp cùng phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Trong lộ trình chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại thì bạn nên đặt sự quan tâm nhiều đến các giải pháp BI so với BA. Tuy nhiên, để làm được điều đó, trước tiên các nhà lãnh đạo cần phải xây dựng một chiến lược chuyển đổi phù hợp với tổ chức và thống nhất toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp cùng tham gia.  

Ở một khía cạnh khác, khi doanh nghiệp muốn lựa chọn một nền tảng công nghệ hay công cụ để phân tích các dữ liệu nhằm xây dựng các chiến lược kinh doanh trong tương lai, thì BA chính là phần mềm bạn nên quan tâm hơn so với BI. Triển khai BA mang tính chất hẹp hơn so với BI, ứng dụng này quan tâm đến việc phân tích dự báo. 

Business Intelligence và Business Analytics là hai nền tảng công nghệ quản lý dữ liệu hiệu quả. Mỗi nền tảng công nghệ đều mang đến những lợi ích đặc trưng riêng. Tùy vào nhu cầu và mục tiêu kinh doanh, tổ chức nên lựa chọn cho mình phần mềm phân tích dữ liệu phù hợp. Nếu bạn đang có nhu cầu triển khai giải pháp BI hiệu quả, hãy liên hệ với công ty tư vấn triển khai BI TIGO Solutions qua số Hotline: 0904.949.821 để được tư vấn tận tình.