Một tổ chức không được xây dựng để tạo cơ hội cho sự cải tiến, mà trách phạt hay khiển trách nhân viên khi họ mắc lỗi, chẳng những không giúp giải quyết được vấn đề, mà còn tạo ra văn hoá hành vi, nhân viên sẽ cố gắng giả tạo rằng không có lỗi lầm nào. Rồi hằng ngày nhân viên đó lại phải lặp đi lặp lại, đối mặt, sửa và che giấu nó. Dần dà, người nhân viên đánh mất nhiệt huyết và không còn muốn cống hiến cho công việc đó nữa. Bạn biết đấy, thay vì vậy, việc nhận biết được vấn đề và giải quyết nó nhanh chóng, sau đó chia sẻ nó với mọi người, không chỉ giúp cho nhóm bạn xác định và tránh lặp lại vấn đề đó, mà đôi lúc qua một team, nhóm bạn còn có sáng kiến cùng nhau để có giải pháp cải thiện tốt hơn về sau. Từ đó khả năng và kỹ năng/ kiến thức của nhóm ngày càng tăng lên. Điều này khiến cho ngọn lửa nhiệt huyết và mong muốn cống hiến của bạn cháy mãi.
Dựa trên nghiên cứu của Anita L. Tucker và Amy C. Edmondson cho thấy 4 nét đặc trưng được thể hiện rõ khi một team không ngại chia sẻ những điều đang diễn ra dù là lỗi lầm hay kinh nghiệm qua đó học hỏi cùng nhau phát triển (hình trên).
- Noisy complainers: Sửa những vấn đề ngay lập tức và cho mọi người liên quan biết về vấn đề đó (hay vấn đề cốt lõi của hệ thống cần được quan tâm).
- Noisy troublemakers: Luôn chỉ ra những vấn đề, lỗi sai từ các thành viên hoặc nhóm, nhưng cũng giúp họ và nhóm cùng nhau học và phát triển, không có thái độ chỉ trích, hay chỉ vì mục đích để tỏ ra mình giỏi hơn.
- Mindful error-makers: Chia sẻ với lãnh đạo mình đã mắc lỗi, để có thể giúp mọi người biết và tránh được lỗi đó. Họ chia sẻ để để học hỏi là mục đích (không phải thể hiện để gây chú ý).
- Disruptive question: Không chấp nhận trạng thái ổn định ở hiện tại, họ muốn đặt câu hỏi tại sao và làm sao để có thể làm tốt hơn nữa.
Để team của bạn có và nuôi dưỡng 4 nét đặc trưng này, có rất nhiều cách, và một trong số đó, Scrum là một framework có thể giúp bạn. Chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức hiện tại => Cùng nhau phân tích => đưa ra giải pháp hoặc làm tốt hơn trong tương lai. Quá trình này chúng ta còn gọi điều này là Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm. Scrum framework được xây dựng dựa trên Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm. Đó là một trong những lý do, Developer là một team Self-organize (tự quản), và Scrum như một căn nhà. Trong căn nhà đó, các thành viên sẽ sống trong đó an toàn và nuôi dưỡng những giá trị (Scrum values), văn hoá, nơi khuyến khích họ chia sẻ cởi mở với nhau những điều còn có thể làm tốt hơn, cùng nhìn nhận và học hỏi lẫn nhau. Trong căn nhà đó không có chỗ cho nỗi sợ, cho sự trừng phạt khi ai đó làm sai.
Tôi nhớ rằng Ken Schwaber từng nói:
"Scrum is like your mother-in-law, it points out ALL your faults."
Nguồn: scrumviet