Top tư duy cốt lõi của các vĩ nhân. Độ sâu của tư duy quyết định độ rộng của đường đời

David J.Schwartz trong cuốn “The Magic of thinking big” có nói: “Trong các nhân tố quyết định thành công, thể lực, trí lực, tinh lực, giáo dục đều chỉ là những yếu tố xếp sau, quan trọng nhất chính là độ sâu của tư tưởng.” Rất nhiều khi, khác biệt lớn nhất giữa người với người, chính là nằm ở sự khác biệt của tư duy.

Tư duy Bill Gates

Có một câu chuyện đồn đại về Bill Gates (ông chủ Microsoft) được nhiều người biết đến: Nếu Bill đang bước đi trên đường và trông thấy tờ 100 USD ai đó đánh rơi, ông sẽ không cúi xuống nhặt lên.

Bởi với thời gian đó, Bill có thể làm ra số tiền gấp nhiều lần giá trị của tờ tiền 100 USD này. Vậy với Sam Walton - người kiếm được 100 ngàn USD mỗi phút thì sao?

Đấy là ví dụ điển hình về cách quản lý thời gian của người giàu.

Tư duy Abraham Lincoln

Câu chuyện mài chiếc rìu cùn: Bài học từ người đàn ông "giải phóng vĩ đại" nhất của nước Mỹ. Vội vàng chạy theo những mục tiêu đề ra mà quên mất việc chăm chút cho cỗ máy của mình, không ít người để thành công tuột khỏi tầm tay. Đó là bài học mà Tổng thống thứ 16 của Mỹ gửi gắm trong câu chuyện người tiều phu và chiếc rìu cùn của anh ta.

Chuẩn bị là một quá trình quan trọng

"Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu".

Khi làm bất cứ một việc gì, quá trình chuẩn bị đóng vai trò rất quan trọng, quyết định kết quả thành - bại. Trong tình yêu nam nữ hay khởi nghiệp cũng vậy, để mối quan hệ luôn bền vững, bạn phải chuẩn bị đầy đủ cả yếu tố tinh thần lẫn vật chất. Yếu tố tinh thần là sự mở rộng tấm lòng, sẵn sàng đón nhận và vun vén cho tình yêu, các kỹ nằng giao tiếp ứng xử... Tuy không nên đặt yếu tố vật chất lên vị trí hàng đầu nhưng "có thực mới vực được đạo", với một cái bụng sôi, người ta khó lòng hào hứng nói về yêu đương.

Tư duy Steven Jobs

Xem thêm: Triết lý "Connecting the Dots" và những câu nói đáng nhớ của Steve Jobs

Steve Jobs thành lập Apple vào năm 1976 cùng người bạn Steve Wozniak. Là người luôn biết biến nghịch cảnh thành lợi thế, sau khi bị ban quản trị "sa thải" khỏi Apple vào năm 1985 - công ty mà Jobs sáng lập. Không đầu hàng với số phận, Jobs đã mua lại công ty sản xuất phim hoạt hình Pixar và gặt hái thành công vang dội, rồi 11 năm sau trở lại Apple và biến nó thành công ty công nghệ hàng đầu thế giới với thương hiệu iPhone, iPad, iPod. 

Tư duy nổi bật nhất của Jobs là "tinh gọn và đơn giản"

Trên website và trong các quảng cáo của mình, Apple luôn tiết kiệm ngôn từ đến mức tối đa, một phần thể hiện nguyên lý cốt lõi “tính giản đơn” của Apple và cũng bởi vì Jobs nhận thấy rằng hình ảnh là công cụ chuyển tải thông điệp hiệu quả nhất.

Ví dụ điển hình nhất là khi Jobs giới thiệu MacBook Air đầu tiên trong đoạn video bên dưới. Ông chỉ đơn giản rút chiếc máy tính từ trong phong bì ra và mọi người lập tức ồ lên thánh phục. Cử chỉ đơn giản ấy đủ mê hoặc khán giả và mô tả sản phẩm hiệu quả hơn muôn vàn từ ngữ nào khác. Hoặc trong quảng cáo camera của iPhone tiếp theo. Trước hết, đoạn phim dài 60 giây này chỉ tập trung vào một tính năng duy nhất là chụp ảnh và thông điệp tiếp thị chỉ kéo dài 5 giây ở cuối phim với 13 từ ngắn gọn: “Mỗi ngày có nhiều ảnh được chụp bằng iPhone hơn các camera khác.”

Một quảng cáo khác chỉ nói về tính năng chơi nhạc của iPhone và cũng chỉ có 14 từ được đọc vào những giây cuối cùng: “Mỗi ngày, có nhiều người nghe nhạc trên iPhone hơn những điện thoại khác.”

Chúng ta đều biết nguyên tắc “ngắn gọn nhưng súc tích” nhưng để tuân thủ lại là chuyện rất khó. Chính văn hào Mark Twain cũng thừa nhận: “Nếu có thêm thời gian, tôi sẽ cố viết ngắn gọn hơn.” Đấy có lẽ cũng là bài học quan trọng nhất từ Steve Jobs – rằng phần lớn thành công của ông xuất phát từ việc ông luôn sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian và công sức trong mọi việc hơn những người bình thường khác.

Tư duy Napoleon

Napoleon nói: Trong từ điển của tôi, không có hai chữ “không thể”.

Cốt lõi của tư duy này nằm ở chỗ: bất kể là ở trong tình huống nào, cũng đều không bị thế giới bên ngoài tác động, luôn giữ chủ kiến của mình.

Trên mạng có một câu hỏi như này: Người không có chủ kiến đáng sợ ra sao?

Một người trả lời rằng: Không có chủ kiến về cơ bản không còn là cuộc đời nữa, vì họ sớm đã là một con rối.”

Tôi có quen một người đồng nghiệp, khả năng chấp hành của cậu ấy cực kì cao, nhưng bất cứ khi nào phải tự mình đưa ra quyết định, cậu ấy lại bắt đầu lưỡng lự, sợ được sợ mất.

Sau đó thì không ngừng hỏi ý kiến của những người xung quanh, nhiều khi còn khiến cấp trên cảm thấy rất phiền.

Dù làm việc đã 5 năm, thành tích nghiệp vụ không tồi, những vẫn chỉ là một nhân viên bình thường.

Có người nói: Con người là phải có “một tinh thần độc lập và một tư tưởng tự do.”

Bởi lẽ người không có chủ kiến, sẽ không biết suy nghĩ, không biết hành động, và tất nhiên là dù làm gì cũng sẽ rất khó thành công.

Tư duy Columbus

Columbus là một trong những người phát hiện ra thời đại hàng hải vĩ đại, khi ông trở về Tây Ban Nha từ lục địa Châu Mỹ và được mọi người săn đón, nhiều quý tộc không đồng tình với thành công của ông.

Trong một bữa tiệc do hoàng gia tổ chức, ai đó đã chỉ vào một quả trứng luộc và làm khó ông:

“Anh có thể khiến quả trứng này đứng được không?”

Không khí ở hội trường khi đó khá gượng gạo, với mọi người, việc khiến một quả trứng hình tròn đứng lên là điều không thể, cũng giống như việc họ không tin Columbus phát hiện ra châu lục mới vậy.

Nhưng Columbus lại không hề hoang mang, nhận lấy quả trứng, không nói lời nào đập nhẹ quả trứng xuống bàn, và nó quả thực đứng vững trên mặt bàn.

Không gục ngã, dám nói dám làm, đây chính là điểm đáng quý ở tư duy Columbus.

Chưa nhìn thấy biển sao biết biển rộng lớn tới đâu, chưa xuống biển sao biết biển sâu như nào.

Bất kể là chuyện gì, chỉ cần dám nghĩ, sẽ luôn có phương pháp; bất cứ nơi nào, chỉ cần dám đi, sẽ luôn có đường cho bạn.

Tư duy Occam

Nhà logic học Occam William đã từng đề xuất một định luật nổi tiếng mang tên “Nguyên lý dao cạo Occam”.

Chủ trương là từ bỏ mọi vẻ ngoài phức tạp và chỉ ra thực chất của vấn đề, hay lời giải thích đơn giản nhất thường là lời giải thích xác đáng nhất.

Tôi đã đọc tiểu sử của John Dewey, một nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ.

Năm đó, Dewey vẫn còn học tiểu học, và trong lớp học vào mùa hè thường sẽ có rất nhiều muỗi.

Cô giáo đã tổ chức cho mọi người diệt muỗi, mắc màn, bôi thuốc chống muỗi… Sau một trận đại chiến, muỗi vẫn không giảm.

Chỉ có Dewey mang theo liềm và âm thầm dọn cỏ sau lớp học, ngay sau đó, đàn muỗi biến mất một cách thần kỳ.

Qua quan sát kỹ, ông phát hiện ra cỏ dại chính là nguồn gốc và nơi ẩn náu của muỗi, chỉ cần dọn sạch cỏ dại là có thể diệt hết muỗi.

Schopenhauer nói: “Người khôn ngoan là người sẽ không bị lừa dối bởi những hiện tượng bề ngoài, anh ta thậm chí còn dự đoán trước được chiều hướng thay đổi của mọi thứ.”

Chỉ khi nhìn ra bản chất của sự việc và tìm ra gốc rễ của vấn đề, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để và hiệu quả.

Tư duy Rockefeller

John Davison Rockefeller, doanh nhân người Mỹ, người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ thời sơ khai từng nói: “Tôi không sống nhờ vận may mà ông Trời ban phát, nhưng tôi phát tài nhờ vận may tới từ hoạch định.”

Từ một thanh niên nghèo khó ở một thị trấn nhỏ tới người giàu nhất thế giới, ông tóm gọn cuộc đời mình bằng một từ: chủ động.

Trong “38 bức thư gửi con trai”, Rockefeller đã viết:

“Kinh nghiệm cho ba biết rằng những người mạnh dạn và chủ động có thể hoàn thành những thương vụ tốt nhất, thu hút sự ủng hộ của người khác và hình thành liên minh mạnh nhất. Những người rụt rè và do dự khó có thể gặt hái được lợi ích như vậy.

Những người tự tin mong đợi thành công, và họ sẽ hợp tác với mong đợi của mình, bằng cách chủ động hoạch định ra mọi kế hoạch để theo đuổi thành công ấy.”

Luôn chủ động, ắt dẫn đầu, và tối đa hóa lợi ích với chi phí thấp nhất, đây là cốt lõi của tư duy Rockefeller.

Người bị động, chuyện gì cũng đợi người khác tới dắt tới chọn.

Người chủ động, luôn kiếm được cuộc đời cao cấp hơn.

Tư duy Fermi

Khi Enrico Fermi, cha đẻ của vật lý hạt nhân hiện đại, giảng dạy tại Đại học Chicago, ông đã đề xuất một cách tư duy để giải quyết các vấn đề khó:

“Đối mặt với một mục tiêu lớn, hãy chia nhỏ chúng thành nhiều mục tiêu cấp phụ, khi bắt tay vào làm, chúng ta sẽ rất nhanh chóng đạt được mục tiêu cấp phụ ấy.

Vậy thì dần dần, chúng ta sẽ không còn cách mục tiêu cuối cùng bao xa nữa.”

Yamada Honichi, người 2 lần vô địch giải chạy Marathon quốc tế từng chia sẻ bí quyết chiến thắng của mình rằng:

“Trước mỗi cuộc đua, tôi đều sẽ đạp xe đi xem trước quãng đường chạy, đồng thời vẽ lại những “biển báo” bắt mắt dọc đường.

Chẳng hạn, mục tiêu đầu tiên là một ngân hàng, mục tiêu thứ hai là một cái cây lớn, mục tiêu thứ 3 là một tòa nhà màu đỏ, cứ vẽ như vậy cho tới khi đường đua kết thúc.

Sau khi cuộc đua bắt đầu, tôi sẽ xông tới mục tiêu số 1 với tốc độ 100m, sau khi đạt được mục tiêu thứ nhất, tôi tiếp tục hướng tới mục tiêu thứ hai với tốc độ tương tự.

Chặng đua dài 40 km được tôi chia thành nhiều mục tiêu nhỏ và dễ dàng chạy tới đích. “

Bản chất của sự vật thực ra rất đơn thuần, chỉ khi đơn giản hóa sự phức tạp, ta mới có thể đạt được kết quả mà mình mong muốn nhanh chóng hơn.

Category