Phần mềm Odoo CRM là một phân hệ độc lập nhưng có sự tích hợp và liên thông với các ứng dụng khác của Odoo bao gồm Bán hàng, Mua hàng, Kho, Kế toán, Nhân sự,... giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện các hoạt động vận hành kinh doanh.
Các thuật ngữ trong phần mềm Odoo CRM
Trước khi tìm hiểu về Odoo CRM, chúng ta cần hiểu rõ các thuật ngữ được sử dụng trong Odoo CRM. Việc hiểu và ghi nhớ các thuật ngữ sẽ giúp người dùng thao tác thuận tiện và chuẩn xác hơn.
Xem thêm: Giải pháp CRM trên nền tảng ODOO
Các thuật ngữ chính bao gồm:
CRM – Quản lý quan hệ khách hàng (Customer relationship management)
CRM là một hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng trong hiện tại và tương lai. CRM có liên quan mật thiết đến hoạt động bán hàng, marketing, dịch cụ chăm sóc trước, trong và sau bán hàng.
Quan hệ trước bán (Pre-sales)
“Pre-sales” có thể hiểu đơn giản là một quy trình hay tập hợp những hoạt động nhằm mục đích chào mời khách hàng trước khi họ đưa ra quyết định cho việc mua những sản phẩm công nghệ của bạn. Quy trình này có thể được kéo dài cho đến khi sản phẩm này được giao đến tận tay của khách hàng. Điều đặc biệt ở pre-sales là khi khách hàng đồng ý mua sản phẩm thì họ cũng được chiết khấu một lượng phần trăm hoa hồng khá cao đến từ chính sản phẩm đó.
Quan hệ trong bán (Engagement)
Khi đã nhận được contact, sale cần hệ thống giúp: quản trị được trạng thái của khách, quản trị được các lịch hẹn với khách.
Hệ thống CRM của Odoo có hệ thống pipeline trình bày trên bảng Kanban (tương tự như Salesforce) giúp nhân viên sales kéo thả được trạng thái khách hàng (có thể dùng trên mobile), và hệ thống schedule để đặt lịch với khách, kết nối thẳng với Google Calendar để nhắc lịch trên điện thoại.
Quan hệ sau bán (After-sales)
Khi khách hàng đồng ý ký hợp đồng sẽ chuyển sang giai đoạn triển khai tiếp theo, đặc biệt cần quản lý rất tốt các khâu: quản lý giao vận (nếu là sản phẩm vật lý), quản lý triển khai (nếu là sản phẩm dịch vụ), quản lý thanh toán.
Chu kỳ bán hàng (Sales cycle)
Chu trình chuyển đổi từ các khách hàng tiềm năng thành khách hàng.
Luồng bán hàng (pipeline)
Luồng bán hàng cho phép người dùng theo dõi các giai đoạn chăm sóc của từng khách hàng cụ thể, từ khi bắt đầu chăm sóc, báo giá cho đến chốt đơn hàng.
Người dùng có thể chuyển trạng thái chăm sóc chỉ thông qua một thao tác kéo thả.
Giai đoạn bán hàng (sales stage)
Trong phân hệ chăm sóc khách hàng Odoo – CRM, giai đoạn bán hàng xác định chính xác vị trí của các cơ hội trong chu kỳ bán hàng và xác suất chốt bán.
Khách hàng tiềm năng (Lead)
Trong lĩnh vực marketing, Lead được mô tả là những đối tượng người dùng có nhận thức cơ bản về công ty, có nhu cầu về sản phẩm ngay cả khi trước đó chưa biết gì về công ty bán sản phẩm.
Cơ hội (Opportunity)
Cơ hội là một lead quan tâm đặc biệt đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, đã được bàn giao cho một nhân viên chăm sóc cụ thể. Sở dĩ có thuật ngữ này là vì trong kinh doanh luôn tính đến các cơ hội bị bỏ qua, đó chính là khái niệm Chi Phí Cơ Hội.
Chi phí cơ hội được định nghĩa như phần thu nhập mất đi do đã không lựa chọn một cơ hội đầu tư khác. Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác. Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn).
Information qualified lead (IQL)
Những lead này đang ở giai đoạn đầu của chu trình, họ chưa biết gì về doanh nghiệp của bạn. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp nên cung cấp hoặc nỗ lực tìm kiếm những thông tin hữu ích về vấn đề liên quan đến sản phẩm dịch vụ mà họ đang thắc mắc, đổi lại hãy sưu tầm nhiều những thông tin cá nhân của họ như tên, địa chỉ email, địa điểm,…
Loại đối tượng khách hàng này cũng được gọi là “cold lead”.
Marketing qualified lead (MQL)
Những lead này đã tiến thêm một giai đoạn trong chu trình của một người mua, họ thể hiện sự quan tâm thường xuyên với sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp, họ đang trông đợi doanh nghiệp này có thể giải quyết được vấn đề của họ.
Sales qualified lead (SQL)
Những qualified lead trong marketing này đang ở phần cuối của phễu bán hàng. Họ đã sẵn sàng để mua sản phẩm của bạn.
Khách hàng triển vọng (Prospect)
Lead và Prospect khác nhau ra sao?
Hai từ ‘lead’ và ‘prospect’ thường được dùng thay thế cho nhau nhưng thực ra chúng có ý nghĩa khác nhau:
- Lead cung cấp thông tin liên hệ và chủ động thể hiện sự hứng thú với một sản phẩm hay dịch vụ.
- Trong khi Prospect khớp với khuôn mẫu của một khách hàng tiềm năng nhưng có thể họ không có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm.
Khách hàng (Customer)
Khách hàng trong hệ thống quản trị doanh nghiệp Odoo có thể là một lead, cơ hội, khách hàng hoặc một doanh nghiệp. Tóm lại khách hàng là một đối tượng có contact trong database của hệ thống quản trị.
Chỉ số hiệu suất (Key Performance Indicator - KPI)
KPI trong Odoo là một giá trị đo lường hiệu quả của một bộ phận hoặc một doanh nghiệp. Các tổ chức sử dụng KPI để đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
Chấm điểm lead (Lead scoring)
Hệ thống quản trị doanh nghiệp Odoo – CRM cho phép chỉ định điểm cho các khách hàng tiềm năng dựa theo các hoạt động trên Web của khách hàng và thông tin cá nhân của họ để xác định mức độ mua của họ.
Giao diện bảng Kanban (Kanban view)
Trong Odoo, giao diện Kanban cung cấp cho người dùng chế độ xem trực quan để theo dõi các luồng công việc. Người dùng có thể tùy chỉnh giao diện Kanban theo sở thích của mình, lưu lại giao diện Kanban ưa thích để sử dụng các lần sau.
Khung nhìn dạng danh mục (List view)
List view cho phép người dùng theo dõi các đối tượng (địa chỉ liên hệ, công ty, nhiệm vụ,…) được liệt kê từ trên xuống dưới, tương tự như một cuốn danh mục điện thoại.
Chuyển đổi lead (Lead generation)
Quá trình một doanh nghiệp thu thấp các thông tin về các khách hàng tiềm năng nhằm mục tiêu tạo dựng mối quan hệ và dẫn khách hàng đi sâu hơn trong chu kỳ bán hàng.
Chiến dịch (Campaign)
Chiến dịch là một set các hành động doanh nghiệp thực hiện thông qua các kênh khác nhau để truyền đạt thông điệp đến đối tượng mục tiêu, giúp các đối tượng nhận diện rõ hơn về thương hiệu, phát sinh nhu cầu mua hàng, trở thành lead. Trong Odoo CRM, các thông tin từ các kênh của chiến dịch có thể được kết nối đến hệ thống ngay lập tức. Đó là lý do vì sao Odoo được xem là giải pháp tất cả trong một. Mọi phân hệ trong Odoo đều liên thông và tự động hóa các tác vụ để khơi thông dòng chảy dữ liệu từ lúc khách hàng kích hoạt đến khi dữ liệu tiếp cận điểm cuối của quy trình (end-to-end).
Tự động hóa quy trình bán hàng
Thông thạo các thuật ngữ của CRM trên Odoo CRM sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về hệ thống, tận dụng tối đa những ưu thế vượt trội đẻ giúp doanh nghiệp bứt phá.
Phạm Đình Trường
TIGO Solutions