Trong quản lý dự án, LOE ("mức độ nỗ lực" hoặc "lực bẩy dự án") là một hoạt động dự án dạng hỗ trợ phải được thực hiện để hỗ trợ các hoạt động công việc khác hoặc toàn bộ nỗ lực của dự án. LOE thường bao gồm một lượng ngắn công việc phải được lặp lại theo định kỳ. Ví dụ một hoạt động như vậy có thể là lập dự toán ngân sách dự án cho từng giai đoạn, các hoạt động trao đổi liên lạc với khách hàng hoặc bôi trơn máy móc trong quá trình sản xuất.
Bản thân một công việc LOE không phải là một hạng mục liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả cuối cùng của dự án, mà là một hoạt động hỗ trợ công việc đó, nên thời lượng của nó dựa trên thời gian của hoạt động công việc rời rạc mà nó đang hỗ trợ — tra dầu máy sẽ bắt đầu khi bắt đầu sản xuất và dừng tra dầu khi kết thúc sản xuất. Do đó, công việc LOE không bao giờ được đi vào lộ trình quan trọng của lịch trình dự án, vì bản thân nó không bao giờ làm tăng thêm thời gian cho dự án. Thay vào đó, hoạt động sản xuất sẽ đi trên đường găng (Critical Path) và công việc tra dầu sẽ trở nên ngắn hơn hoặc dài hơn chỉ khi hoạt động sản xuất diễn ra. Các công việc LOE cũng không nên có sự biến đổi, bởi vì chúng không thể tác động vào tiến độ (nhanh hơn hoặc chậm hơn).
LOE là một hoạt động dự án mang tính hỗ trợ, không tạo ra kết quả hữu hình. LOE được đo lường bằng tổng thời gian bỏ ra trong suốt quá trình hỗ trợ dự án cho đến khi kết thúc.
Đặc trưng:
- LOE chiếm không quá 20% ngân sách dự án.
- Không có sản phẩm cụ thể hoặc giao phẩm (deliverable).
- Đo lường theo lượng thời gian trôi qua.
Ví dụ về LOE bao gồm lập kế hoạch, quản lý dự án, quản lý đối tác, điều phối, tạo công cụ/giàn giáo (scaffolding)/hỗ trợ (artifact)/môi trường phát triển, ngoại giao, giao tiếp, kế toán chi phí dự án, bảo trì thiết bị và công việc hành chính (bao gồm cả thủ tục giấy tờ) để hỗ trợ dự án.
Khi chèn các công việc LOE vào một lịch trình trên đường găng, LOE thường được lên lịch như một điểm nổi tiếp start-to-start (SS) và điểm kết thúc finish-to-finish (FF). Trong một sơ đồ logic mạng, hai mối quan hệ này làm cho nó trông như thể LOE bị treo từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc của công việc rời rạc. Do đó, một LOE được lập sơ đồ đôi khi được gọi là một hoạt động kết nối, còn gọi là "võng" (hammock).
LOE được sử dụng để xác định mức độ thực hiện công việc trong một thời gian và được đo bằng ngày của nhân viên hoặc giờ của nhân viên mỗi ngày / tuần / tháng.
Ước tính LOE là một trong những nhiệm vụ chính của người quản lý dự án.
Tham khảo: Easily confused terms: Discrete effort, Apportioned effort and Level of effort