Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cái nào quan trọng hơn trong ngành IT?

Hiện nay, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm được nhắc đến rất nhiều trong trường học cũng như nơi làm việc. Đây cũng là yếu tố mà nhiều nhà tuyển dụng quan tâm tìm kiếm ở một ứng viên khi phỏng vấn xin việc ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn trong ngành IT kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cái nào quan trọng hơn và nên đầu tư vào kỹ năng nào nhiều hơn.

Dưới đây là những thông tin chi tiết về những lợi ích của từng loại kỹ năng, giúp bạn phân biệt và đánh giá được vai trò của hai loại kỹ năng này

#1 Kỹ năng cứng là gì? 

Kỹ năng cứng là những kỹ năng liên quan đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng liên quan đến kỹ thuật. Kỹ năng cứng thường được đào tạo trong nhà trường, cơ sở giáo dục. Kỹ năng cứng tổng quan trong lĩnh vực IT là những kỹ năng liên quan đến phần mềm, chương trình lập trình, năng lực giải quyết một công đoạn trong môi trường làm việc. Ngoài ra, một số kỹ năng cứng được trang bị cho sinh viên IT là ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành chuyên biệt.

#2 Tại sao cần trang bị kỹ năng cứng? 

Kỹ năng cứng liên quan đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng liên quan đến kỹ thuật.

Kỹ năng cứng là điều kiện đầu tiên và quan trọng mà nhà tuyển dụng xem xét và quan tâm khi tuyển dụng ứng viên xin việc IT. Kỹ năng cứng thể hiện ứng viên có kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông tin và khả năng hoàn thành một công việc cụ thể. Kỹ năng cứng có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào từng chuyên ngành. Trong đó có một số kỹ năng cứng là yêu cầu bắt buộc khi tham gia xin việc trong mảng IT

#3 Kỹ năng mềm là gì? 

Kỹ năng mềm còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội, liên quan đến yếu tố cảm xúc và ứng dụng phần lớn trong cuộc sống. Tại môi trường làm việc, kỹ năng mềm thường bao gồm kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, đàm phán, làm việc nhóm. Kỹ năng ngôn ngữ, quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, kỹ năng xử lý mâu thuẫn là những kỹ năng mềm quan trọng. Ngoài ra, còn có kỹ năng lãnh đạo, truyền cảm hứng, tương tác dành cho những người làm quản lý.

Bên cạnh đó, thái độ và tính cách của một cá nhân cũng ảnh hưởng đến sự thành công trong công việc. Những thái độ, tính cách quan trọng được đánh giá cao là sự tự tin, suy nghĩ tích cực, hòa đồng, lạc quan, tính thích nghi, linh hoạt. Ngoài ra, sự sáng tạo, suy nghĩ khác biệt, khả năng tự học, đặt ra mục tiêu và hoàn thành mục tiêu giúp một cá nhân phát triển nhanh hơn trong sự nghiệp

#4 Sự cần thiết của kỹ năng mềm? 

Những người có kỹ năng mềm sẽ tạo lập được các mối quan hệ chân thành và hòa đồng trong môi trường làm việc. Khi được trang bị kỹ năng mềm, ứng viên sẽ khiến cho khó khăn, mâu thuẫn được giải quyết dễ dàng hơn, tránh sự bất hòa, xung đột làm ảnh hưởng đến kết quả công việc hoặc rạn nứt các mối quan hệ. Kỹ năng mềm khiến cho và công việc trở nên thú vị hơn, giảm bớt áp lực.

Ngoài ra, một nhóm làm việc có kỹ năng mềm như phân chia công việc hợp lý, biết cách hợp tác sẽ mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Đối với người quản lý hoặc lãnh đạo, kỹ năng mềm như kỹ năng lãnh đạo, truyền cảm hứng, thấu cảm mang lại sự kết nối và khuyến khích nhân viên làm việc tận tâm hơn.

#5 Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cái nào quan trọng hơn?  

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều có vai trò quan trọng khi môi trường làm việc. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực và tình huống để xem xét kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cái nào quan trọng hơn và cần thiết hơn. Trong lĩnh vực IT, thông thường nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu xem xét lựa chọn ứng viên có những kỹ năng, kiến thức chuyên môn thuộc nhóm kỹ năng cứng.

Sau đó, trong quá trình làm việc, những kỹ năng mềm cần thiết sẽ cần đến để công việc diễn ra một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi một cá nhân hoặc một nhóm muốn tiến xa, phát triển hơn trong sự nghiệp cần sự kết hợp giữa sự trau dồi kỹ năng cứng và rèn luyện kỹ năng mềm thường xuyên. 

Kỹ năng mềm giúp ứng viên thành công và công việc diễn ra một cách hiệu quả.

Qua bài viết, người đọc có thể tự có cho mình câu trả lời kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cái nào quan trọng hơn. Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều cần thiết để hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong công việc IT. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin có những những yêu cầu riêng về kỹ năng dành cho từng vị trí công việc. Vì vậy, khi tìm kiếm công việc, ứng viên IT cần tham khảo yêu cầu chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. 

Category