Cách thoát 'Analysis Paralysis' (tê liệt phân tích) và luyện kỹ năng ra quyết định nhanh

An individual or group process where overanalyzing or overthinking a situation can cause forward motion or decision-making to become "paralyzed"—that is, no solution or course of action is decided upon within a natural time frame—is referred to as analysis paralysis (or paralysis by analysis, also known as overthinking).

1. Tác hại của tê liệt phân tích (analysis paralysis)

Nhà trị liệu Vicki Botnick ở California (Mỹ) cho biết: “Thường, quá trình ra quyết định liên quan đến việc nhanh chóng xây dựng danh sách các khả năng. Sau đó, thu hẹp nó, loại bỏ những lựa chọn không phù hợp”.

Nhưng nếu rơi vào tê liệt phân tích, ta cảm thấy sa lầy giữa các khả năng “ngày càng mở rộng, vô tận và tất cả đều có thể xảy ra ngang nhau”. Kết quả, ta không thể đưa ra quyết định.

Tê liệt phân tích có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm tăng sự lo âu, góp phần gây ra triệu chứng như các vấn đề về dạ dày, huyết áp cao hoặc cơn hoảng loạn. Chúng ta sẽ gặp khó khăn khi tập trung vào trường học, công việc hoặc cuộc sống cá nhân nếu đã dành phần lớn năng lượng tinh thần cho việc ra quyết định như thế.

2. Vượt qua tê liệt phân tích và học cách ra quyết định

Lựa chọn việc nhỏ thật nhanh

Thử luyện tập bắt đầu bằng đưa ra quyết định nhỏ mà không cho bản thân thời gian để suy nghĩ. Hãy nghĩ rằng hành động nhanh chóng, dứt khoát với những hậu quả nhỏ có thể mang lại kết quả thú vị. Ví dụ:

+ Đặt món ăn ở quán bất kỳ, không đọc đánh giá, nhận xét của người từng ăn ở đó.

+ Đi dạo mà không chọn lộ trình cụ thể, để đôi chân dẫn dắt bạn.

+ Chọn chương trình đầu tiên thu hút sự chú ý của bạn trên TV, YouTube... thay vì cân nhắc xem nên xem gì. 

Phải có deadline

Đặt giới hạn nghiêm ngặt xung quanh tiến trình quyết định. Ví dụ, cho bản thân 1 tuần để đưa ra lựa chọn cuối; dành 30 phút/ngày tập trung vào quyết định: mục tiêu, nghiên cứu, liệt kê ưu và khuyết điểm, mục tiêu...; hết 30 phút, làm việc khác.

Xét lại lòng tự tin

Nếu một số quyết định trước đây của ta có kết quả ít khả quan, ta dễ nghi ngờ bản thân và lo rằng tất cả các quyết định của ta đều tồi tệ. Hãy cố gắng gạt nỗi sợ hãi này sang một bên, thay vào đó, tự hỏi bản thân học được gì từ những quyết định đó và chúng đã giúp ta phát triển như thế nào. Nhìn nhận quyết định mới lần này là cơ hội để hiểu thêm về bản thân.

Tăng cường sự tự tin bằng cách:

  • Khuyến khích bản thân bằng cách tự nói chuyện tích cực
  • Nghĩ lại những quyết định có vẻ tốt
  • Nhắc nhở bản thân rằng nếu mắc lỗi thì cũng vẫn ổn, xem điểm kết thúc là điểm bắt đầu của một chặng đường mới.

Tin vào bản năng

Các bằng chứng thực tế ảnh hưởng đến quyết định liên quan đến sức khỏe, tài chính... Nhưng khi nói đến vấn đề như hẹn hò, định cư ở đâu... thì điều quan trọng là cảm giác.

Hãy lắng nghe sự mách bảo của trái tim và tin tưởng vào những gì cảm xúc có thể cho bạn biết.

Chấp nhận

Thay vì giằng co tìm giải pháp "đúng", hãy thừa nhận rằng ta không chắc chắn về câu trả lời. Nhắc nhở bản thân, có nhiều lựa chọn nhưng không có nghĩa tồn tại lựa chọn hoàn hảo. Tiếp đó, nếu lựa chọn diễn ra không như ý thì chấp nhận chuyện cũng xảy ra rồi.

Nghỉ ngơi chút đi

Khi cảm thấy mệt mỏi và choáng ngợp vì các suy nghĩ lặp lại, hãy thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan bằng cách tìm một sự phân tâm thú vị giúp bạn thư giãn: thiền, yoga, chơi với thú cưng, đọc sách, xem phim hài...

Tìm sự trợ giúp

Trong trường hợp việc không thể đưa ra các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến các mối quan hệ, công việc hoặc chất lượng cuộc sống của bạn, hãy tìm gặp những người có chuyên môn (nhà trị liệu, chuyên viên tham vấn tâm lý...) để được giúp đỡ.

Luôn nhớ rằng, nếu ra quyết định và mọi thứ không diễn ra như hy vọng, bạn vẫn luôn có thể thử thứ khác.

Category