Chatbot là một công cụ đa năng có thể giúp bạn thực hiện hàng loạt nhiệm vụ với các mục tiêu khác nhau. Nếu bạn đang tìm cách để cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tăng doanh số và làm hài lòng khách hàng thì không thể bỏ qua chabot Messenger.
Điều tuyệt vời là, bạn không cần phải là một chuyên gia công nghệ để có thể sử dụng chatbot. Tìm hiểu ngay 8 lý do hàng đầu vì sao doanh nghiệp của bạn, dù ở quy mô nào, cũng cần một chatbot với những tính năng đầy mạnh mẽ để hỗ trợ bạn.
1. Phân nhóm khách hàng tiềm năng tự động
Bằng cách tự động gắn tag phù hợp và đặt câu hỏi, một chatbot có thể giúp đội ngũ nhân viên tư vấn của bạn phân nhóm những khách hàng tiềm năng với các mối quan tâm khác nhau. Bạn có thể gắn tag phân loại khách bằng nhiều cách như:
- Triển khai quảng cáo Click-to-Messenger để đưa khách vào trang nhắn tin, hệ thống sẽ tự động gắn tag phù hợp cho khách hàng này. Ví dụ, tất cả những khách tương tác với bài viết về “Chương trình khuyến mãi 8/3” của cửa hàng sẽ được gắn tag ctkm8-3 tự động.
- Gắn tag phù hợp theo câu trả lời của khách. Bạn có thể cài đặt các câu trả lời sẵn có kèm theo điều kiện gắn tag. Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn chỉ chấp nhận hình thức thanh toán qua thẻ Visa/Mastercard, thì có thể để chatbot tự động đặt câu hỏi “Bạn có đang sử dụng thẻ Visa/Mastercard?”, kèm với 2 lựa chọn trả lời Có/Không. Nếu khách chọn “Có” thì gắn tag A, khách chọn “Không” thì gắn tag B. Khi nhân viên tiếp cận khách, có thể lọc những khách có tag A để ưu tiên tư vấn, lọc khách tag B để đề xuất họ mở thẻ chẳng hạn.
Với tính năng gắn tag để phân nhóm khách, chatbot có thể thu hẹp danh sách những khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điều này giúp bạn tiếp cận chính xác những khách hàng có khả năng mua hàng, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí nhân sự tư vấn.
2. Tăng hiệu quả quảng cáo
Nếu bạn chạy hàng loạt quảng cáo trên Facebook và thu được hàng trăm, hàng ngàn comment/inbox nhưng lại bỏ sót hoặc không phản hồi kịp thời, khả năng bạn mất những khách hàng ấy là rất cao. Vì ngay khi họ tương tác là lúc ý định mua của họ cao nhất. Bỏ qua khoảnh khắc này, khách có thể đã đổi ý hoặc đã mua sản phẩm của đối thủ.
Nếu có chatbot để tự động phản hồi ngay cho khách hàng (bao gồm tự động trả lời comment, tự động inbox và tư vấn cho khách theo đúng sản phẩm đang quan tâm), khả năng khách tiếp tục tương tác và đi đến bước mua hàng sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng cao hơn, nâng cao hiệu suất quảng cáo của bạn.
Bằng việc gắn tag phân loại khách hàng, bạn cũng có thể triển khai remarketing (tiếp thị lại) cho những khách quan tâm đến các sản phẩm nhất định. Lọc ra những khách có cùng mối quan tâm và dùng quảng cáo Paid Message để gửi ngay những thông điệp đúng người - đúng lúc - đúng nhu cầu cũng là phương thức hiệu quả giúp bạn tăng trưởng doanh số.
3. Tự động hóa việc tư vấn khách hàng
Bạn hoặc nhân viên của bạn đã dành vô số giờ để trả lời tin nhắn Facebook từ khách hàng? Tin tốt cho bạn là, một chatbot Messenger được xây dựng với kịch bản tốt có thể trả lời tới 80% các câu hỏi thông thường của khách hàng dành cho bạn.
Chỉ mất chưa đến 1 giờ đồng hồ, bạn đã có thể thiết lập một chatbot đơn giản để trả lời những Câu hỏi thường gặp của khách hàng mà không cần biết về code hay kỹ thuật phức tạp. Như thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Kiehl’s đã xây dựng một chatbot với tên Mr.Bone để hỗ trợ khách hàng, giảm thời gian chờ đợi phản hồi và tăng tương tác với khách hàng đến 71%.
Hiện chatbot Harafunnel tại Haravan hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp bạn tư vấn khách hàng hiệu quả nhờ các tính năng:
- Tự động trả lời bình luận
- Tự động nhắn tin cho khách
- Tư vấn khách hàng theo các kịch bản sẵn có
- Trả lời những câu hỏi thường gặp theo các từ khóa
- Đặc biệt, tính năng Messenger Shopping giúp chủ shop giới thiệu, tư vấn và điều hướng khách mua hàng ngay khi đang chat. Hoàn toàn tự động và theo đúng nhu cầu khách hàng,
4. Thiết lập nhanh chóng với chi phí hợp lý
Một công cụ đắc lực như chatbot nhưng lại có mức phí rất hợp lý, thậm chí là miễn phí. Bạn có thể chọn gói chatbot miễn phí từ Harafunnel để trải nghiệm thử các tính năng mà công cụ này cung cấp. Khi cảm thấy hiệu quả, bạn có thể nâng cấp ngay lên bản trả phí để sử dụng không giới hạn các tính năng đặc quyền từ chatbot. Mức phí chỉ 300k/tháng với số khách hàng có tương tác (subscriber) lên đến 50.000 người.
Với con số này, chủ shop không cần phải lo lắng về giới hạn quy mô của doanh nghiệp. Dù bạn chạy quảng cáo và có được lượng tương tác “khủng” cỡ nào thì Harafunnel vẫn xử lý tốt và vận hành êm mượt.
5. Thu thập thông tin của khách hàng tiềm năng
Bạn càng biết nhiều về khách hàng của mình, bạn càng có thể bán hàng cho họ hiệu quả hơn. Không những giúp bạn thu thập thông tin khách một cách khéo léo, chatbot còn có khả năng lưu trữ dữ liệu khách hàng chi tiết để bạn tiếp thị lại hoặc chạy quảng cáo tiếp cận đến tập khách hàng tương tự.
Bằng cách đặt câu hỏi theo văn phong giao tiếp thông thường và theo đúng phong cách của nhãn hàng, chatbot có thể tự động thu thập những thông tin bạn cần biết. Đặc biệt, bạn có thể cài đặt chatbot để tự động hiển thị Số điện thoại và Email khách hàng. Khách không cần phải nhập lại thông tin mà chỉ cần 1 click là đã để lại thông tin thành công.
Với các dữ liệu này, bạn có thể chạy quảng cáo Paid Message để tiếp cận lại khách hàng dựa trên hành vi mua sắm cũ của họ. Cùng với đó, triển khai quảng cáo trên Facebook đến tệp khách hàng có đặc điểm tương tự (lookalike audiences). Vừa bán lại cho khách hàng cũ vừa không ngừng tìm kiếm khách hàng mới một cách hiệu quả.
6. Chuyển đổi lượt truy cập website thành khách hàng
Chatbot có sức mạnh để biến những khách hàng thờ ơ trở nên tiềm năng, thậm chí trở thành khách hàng của bạn. Thật vậy, gắn chatbot lên website để hỗ trợ khách hàng ngay khi họ cần và hướng dẫn họ mua hàng để tạo ra chuyển đổi có thể giúp bạn cải thiện doanh số đáng kể.
Dù cho website của bạn đã được thiết kế tối ưu cho trải nghiệm khách hàng đến đâu, nhiều khách hàng vẫn cần sự hỗ trợ ở từng bước xem sản phẩm và mua hàng. Thay vì để khách tự tìm kiếm trong danh sách sản phẩm, bạn có thể sử dụng chatbot để gợi mở câu chuyện và đưa ra gợi ý chính xác (không khác mấy với trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng). Những câu hỏi về nhu cầu, mối quan tâm hoặc sở thích của khách và cài đặt chatbot để đề xuất chính xác các sản phẩm phù hợp cho họ. Tính năng này vô cùng hữu ích cho các thương hiệu chuyên cung cấp:
- Có nhiều sản phẩm tương tự trong 1 nhóm (như giày cho nam/nữ, giày đi tiệc/đi làm/đi học,..)
- Các sản phẩm mà người mua phải chọn một số thuộc tính của sản phẩm (như màu sắc, kích thước, chất liệu,...)
- Các sản phẩm mà khách hàng cần phiên bản chính xác (như ốp lưng điện thoại, phụ tùng xe,...)
7. Cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cho khách
Thật tuyệt nếu ai đó từng gặp bạn lại nhớ những chi tiết nhỏ về bạn. Nó khiến bạn cảm thấy rằng họ đã thực sự lắng nghe những gì bạn đã nói. Đó chính xác là cảm giác mà chatbot của bạn có thể mang đến cho khách hàng. Không chỉ chào hỏi theo đúng tên khách hàng (tên trên Facebook) và hiển thị được số điện thoại/email (như mục 5), chatbot còn lưu trữ những thông tin từ cuộc trò chuyện cũ với khách.
Dựa trên thông tin đã hỏi và lịch sử mua hàng, bạn có thể cài đặt chatbot để tương tác lại với khách hàng cũ, gợi ý họ chọn mua những sản phẩm tương tự hoặc bổ trợ cho mặt hàng họ đã mua trước đây. Một khách hàng đã một chiếc đầm vàng có thể thích chiếc túi xách cùng tông, hoặc khách mua bình sữa cho bé sẽ cần thay mới sau 4-6 tháng sử dụng,... Đây là lúc bạn lọc ra dữ liệu khách hàng và dùng chatbot để gửi đi thông điệp phù hợp, đưa khách hàng quay lại mua sắm thêm nhiều lần nữa.
Cá nhân hóa làm cho người dùng cảm thấy được họ đặc biệt, giúp xây dựng niềm tin cho thương hiệu. Thêm vào đó, 80% người dùng nói rằng trải nghiệm cá nhân hóa khiến họ có nhiều khả năng mua hơn.
8. Khiến khách hàng hào hứng với cuộc trò chuyện thú vị
Nhiều người lo lắng rằng khách hàng sẽ khó chịu khi biết rằng họ trò chuyện với “một cái máy” chứ không phải với người thật. Nhưng theo khảo sát của Facebook với 9000 người, thì hơn một nửa số người mua (60%) thoải mái với việc sử dụng chatbot để tìm hiểu thông tin cơ bản về sản phẩm. Và nếu bạn thật sự đầu tư cho kịch bản chatbot để có một cá tính riêng, lường trước được những câu hỏi và hành vi mua hàng của khách thì việc tạo nên một chatbot thú vị, hữu ích, khiến khách hàng thích thú khi tương tác là hoàn toàn có thể.
Có rất nhiều cách để bạn thể hiện sự sáng tạo khi xây dựng một chatbot cho shop của bạn. Bạn có thể đặt tên cho chatbot, thêm video, GIF, nhãn dán và biểu tượng cảm xúc để phân tách các dòng văn bản, tạo sự chú ý cho khách hàng. Đưa tiếng nói thương hiệu của bạn vào chatbot Messenger để người dùng thoải mái trò chuyện và củng cố niềm tin. Hãy tận dựng cơ hội trò chuyện này để tạo ra trải nghiệm tương tác thú vị mà người dùng của bạn sẽ ghi nhớ.