5 ứng dụng blockchain trong hoạt động doanh nghiệp

Bên cạnh AI, IoT, Big Data, các doanh nghiệp đang ứng dụng blockchain để đạt được khả năng tương tác, minh bạch thông tin và đảm bảo quy trình hoạt động. Công nghệ blockchain có rất nhiều ứng dụng sử dụng tiềm năng  trong thực tiễn hơn ngoài việc chỉ đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng cho Bitcoin.

Kể từ khi Satoshi Nakamoto phát minh ra Bitcoin – một loại tiền điện tử vào năm 2009, các doanh nghiệp lúc ấy vẫn tỏ ra thận trọng trong việc áp dụng blockchain. Năm năm qua đánh dấu sự bùng nổ những mối quan tâm đến công nghệ sổ cái phân tán này nhờ vào khả năng tổ chức chưa từng có, đem tới câu trả lời cho các khó khăn của con người tồn tại trong nhiều năm. Sự gia tăng của các nền tảng blockchain doanh nghiệp mang lại hiệu quả lớn đối với các hệ thống trì trệ vốn có: chia sẻ và lưu trữ thông tin hiệu quả, xác minh và xác thực thông tin. Các lớp thanh toán tích hợp, tự động hóa quy trình trong hợp đồng thông minh,… tất cả đem đến một tổng thể trải nghiệm người dùng thân thiện, hiệu suất hơn.

Các báo cáo thống kê gần đây dự đoán lợi nhuận của các doanh nghiệp sử dụng công nghệ blockchain có thể tăng vọt giá trị đến 176 tỷ đô la vào năm 2025, thậm chí vượt quá 3,1 tỷ đô la vào năm 2030. 

Blockchain là gì? Blockchain technology là gì?

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, giúp ích cho việc truyền tải dữ liệu nhanh chóng, an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp; nó giống như cuốn sổ kế toán của một công ty. Các khối thông tin này sẽ hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Và chúng được quản lý bởi người tham gia hệ thống chứ không qua bất kỳ đơn vị trung gian nào. Nghĩa là khi một khối đã được ghi vào hệ thống blockchain thì không có cách nào thay đổi được mà chỉ có thể bổ sung khi đạt được sự đồng thuận từ mọi người.

Khái niệm công nghệ blockchain là gì còn được hiểu một cách đơn giản đó là công nghệ lưu trữ, truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và được mở rộng theo thời gian. Mỗi khối sẽ chứa đựng nhiều thông tin khác nhau về thời gian khởi tạo và liên kết với các khối trước đó.

Công nghệ blockchain được thiết kế với mục đích để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Dữ liệu này đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm rủi ro, ngăn chặn sự gian lận  và sự minh bạch.

Sau đây là 5 ứng dụng blockchain doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay.

Blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng:

Một công ty sẽ mua các thành phần từ một chuỗi các nhà cung ứng, sau đó lắp ráp chúng và đưa sản phẩm hoàn chỉnh ra thị trường. Lợi ích chính mà blockchain mang lại trong ngành chuỗi cung ứng là khả năng truy xuất nguồn gốc với tính bảo mật và minh bạch cao.

Với công nghệ blockchain, các bên liên quan có thể kiểm định tính xác thực của sản phẩm cũng như thông tin được tạo ra trong quá trình sản xuất/cung cấp sản phẩm, từ trạng thái ban đầu đến khi được tung ra thị trường.

Blockchain cho phép lưu trữ số hóa mọi thông tin về các vật liệu doanh nghiệp đã mua. Một mã nhận dạng duy nhất sẽ được cấp cho mỗi sản phẩm (hoặc một dòng sản phẩm). Với mã này và một dấu thời gian, các doanh nghiệp có thể theo dõi sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng. Tất cả thông tin đều được lưu trữ trên hệ thống blockchain. Do đó, quá trình kiểm toán giá trị gia tăng trở nên dễ dàng hơn.

Blockchain đảm bảo giá trị minh bạch và bền vững của sản phẩm, của công ty. Ví dụ như: sản phẩm được tạo ra một cách hợp pháp (không sử dụng lao động nô lệ, phá hủy môi trường sống, trốn thuế vận chuyển, v.v.); Hàng hóa chất lượng cao được kiểm tra nghiêm ngặt trong từng khâu chế tạo (từ thu hoạch, xử lý nguyên liệu thô đến chế tạo thành sản phẩm cuối cùng, v.v.). 

Phương pháp Yêu cầu bồi thường Bảo hiểm hiệu quả với blockchain doanh nghiệp

Các hệ thống Bảo hiểm truyền thống có thể dẫn đến nhiều hành vi gian lận, đòi hỏi lượng lớn công việc giấy tờ. Dữ liệu khách hàng được lưu trữ phân tán trên các cơ sở dữ liệu khác nhau của các công ty bảo hiểm và bệnh viện. Khả năng trùng lặp thông tin rất lớn, dẫn đến tỷ lệ sai sót cao trong quá trình xác nhận quyền sở hữu.

Chuyển đổi kỹ thuật số với blockchain giúp lưu trữ bất biến dữ liệu trong một sổ cái phi tập trung. Có nghĩa là không ai có thể can thiệp vào bất kỳ thông tin nào mà không có sự đồng thuận của các tác nhân trong hệ thống. Dữ liệu được bảo toàn tuyệt đối. 

Blockchain cũng đem đến môi trường giao tiếp hiệu quả hơn giữa các thành viên của hệ thống bảo hiểm (khách hàng, công ty bảo hiểm, bệnh viện). Quy trình xác nhận quyền sở hữu giờ đây được tự động hóa trong khi niềm tin vẫn được duy trì nhờ tính minh bạch của blockchain, tích hợp với hợp đồng thông minh. Các hệ thống bảo hiểm đang chuyển sang các mô hình đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí hơn.

Blockchain – giải pháp chia sẻ dữ liệu tiết kiệm và tiện lợi 

Trong nhiều thế kỷ, dữ liệu doanh nghiệp đều được lưu trữ trên giấy tờ. Dữ liệu nằm trong các silo dữ liệu rời rạc, riêng lẻ, dẫn đến các hạn chế trong việc chia sẻ dữ liệu tức thì. 

Blockchain lưu trữ tài liệu một cách bảo mật, trên sổ cái phân tán, giúp dễ dàng truy cập khi cần thiết và chỉ những bên liên quan được ủy quyền mới có thể truy cập được. Ví dụ: trong ngành bảo hiểm an sinh, blockchain cam kết bảo mật hồ sơ sức khỏe của các cá nhân. Các tổ chức có thể kiểm tra lịch sử y tế của các cá nhân thông qua dấu thời gian. Sau đó, thông tin này có thể được chia sẻ giữa các bác sĩ, bệnh viện, dược sĩ và công ty bảo hiểm sức khỏe theo cách an toàn, cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của họ.

Blockchain bảo vệ danh tính kỹ thuật số của bạn

Trong thời đại kỹ thuật số, khi thông tin cá nhân nắm giữ nhiều giá trị lớn trong thế giới ảo, việc bảo mật thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhu cầu sử dụng các giải pháp bảo mật thông tin cá nhân ngày càng gia tăng bởi hành vi trộm cắp danh tính diễn ra phổ biến, thường xuyên. 

Sổ cái bất biến blockchain giúp người dùng lưu trữ, kiểm soát tối đa dữ liệu cá nhân của họ. Mạng lưới phân tán đảm bảo dữ liệu trên blockchain gần như không thể bị tấn công.

Với một ID chủ quyền riêng theo cấu trúc phân tán, người dùng có thể truy cập vào dữ liệu của mình một cách dễ dàng. Kết hợp với những công nghệ mới nổi khác, blockchain giúp nhiều công ty nâng cao các giải pháp bảo mật dữ liệu của minh. Không chỉ hỗ trợ các giao dịch trực tuyến an toàn mà giải pháp này còn giúp ngăn chặn việc các công ty kiếm tiền từ dữ liệu của mọi người khi chưa được phép.

Blockchain trong bầu cử điện tử

Bình đẳng. Đúng vậy! 

Bỏ phiếu kỹ thuật số với tính minh bạch tuyệt đối không để cho gian lận bầu cử diễn ra. Tất cả các hoạt động của cả hai bên – cử tri và cơ quan quản lý – đều được lưu trong mạng. Do đó, blockchain khiến lá phiếu của bạn trở nên bất biến, một cách công bằng và dân chủ. 

Theo các nghiên cứu của chuyên gia, thuật toán lựa chọn tất đinh của các lập trình viên blockchain cho phép xác nhận các giao dịch trung bình chỉ trong 1 giây. Quan trọng nhất, tất cả những người tham gia đều có ràng buộc với sự đồng thuận ban đầu, nhưng mặt khác, phiếu bầu của họ và tính công bằng của kết quả cuối cùng được bảo vệ !

St (akachain)

Tags