Tư duy ngoài hộp (Thinking out of box) là gì? Tại sao quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp?

Thinking out of box hiểu là tư duy bên ngoài chiếc hộp. Vậy nó là gì mà hầu hết mọi người, từ nhân viên đến lãnh đạo đều được khuyến khích hướng theo?

Trước khi tìm hiểu về tư duy ngoài hộp là gì, chúng ta thử giải các câu đố sau (xem đáp án cuối bài):

Bức tranh 1: Người đàn ông buôn gì?
Bức tranh 2: Ôtô nằm ở ô số mấy trong bãi đỗ xe?

Năm 1899, Charles H. Duell, trưởng Văn phòng cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ từng tự hào nhận xét rằng: "Mọi thứ mà con người có thể phát minh đều đã được phát minh hết rồi". Và hiển nhiên từ thời điểm đó cho đến hiện tại có thêm hàng triệu phát minh mới, trong đó có vô số cái thực sự quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu đối với chúng ta.

Nhưng tại thời điểm đó, khi mà thế giới đang sống trong kỷ nguyên của đổi mới, của phát minh, những người như Thomas Edison được đứng trên đỉnh vinh quang thì chắc chắn, không chỉ có mình ông trưởng văn phòng kia nghĩ như vậy!

Đó chính là ví dụ điển hình cho tư duy bên trong chiếc hộp. Nó thông thường, rập khuôn và cực kỳ khó sáng tạo, tìm hướng mới.

Trong 2 ví dụ kinh điển khác, chắc chắn các bạn sẽ ngạc nhiên về cách giải quyết vấn đề kiểu mới này! Chúng ta sẽ có 60 giây cho mỗi thử thách!

Thử thách 1: Với 3 đường thẳng duy nhất nối với nhau, làm thế nào để chúng có thể đi qua 12 chấm tròn!

Thử thách 2: Với 4 đường thẳng duy nhất nối với nhau, hãy vẽ chúng đi qua cả 9 chấm tròn!

Có thể khẳng định, nếu bạn cố gắng nối các chấm tròn lại với nhau theo cách thông thường, chỉ luẩn quẩn bên trong chiếc "hộp vô hình" bao quanh các chấm thì không bao giờ có thể vượt qua được thử thách!

Đáp án thực tế là:

Chúng tôi chưa bao giờ nói bạn bắt buộc phải nối được các chấm đen bằng những đường thẳng bên trong "chiếc hộp" (đường nối 10 điểm và 8 điểm viền ngoài của thử thách 1 và 2). Nếu không bị giới hạn bởi điều đó, bạn có thể kéo dài đường thẳng tùy ý và đương nhiên có thể giải quyết dễ dàng 2 ví dụ trên.

Vậy tư duy vượt giới hạn là gì?

Tư duy vượt giới hạn, hay chính là tư duy bên ngoài chiếc hộp là những suy nghĩ khác biệt, sáng tạo, không bị bó hẹp trong giới hạn nào cả. Nó đối lập hoàn toàn với tư duy rập khuôn, lối mòn thông thường.

Khi các bạn không thể giải quyết 1 vấn đề theo cách bình thường thì nó có thể được xử lý đơn giản nếu chúng ta có thể đứng nhìn mọi việc từ 1 góc khác!

Để có tư duy vượt giới hạn, chúng ta cần những gì?

  • Sẵn sàng đón nhận công việc mới hàng ngày
  • Sẵn sàng thực hiện chúng theo cách chưa ai làm
  • Sẵn sàng theo đuổi ý tưởng, ý kiến mới
  • Sẵn sàng lắng nghe, tôn trọng những người đưa ra các ý kiến "điên rồ"
     

Những người có tư duy ngoài “chiếc hộp” thường là những người dám đón nhận cái mới, nhìn nhận công việc bằng những lăng kính mới, sẵn sàng bỏ thăm dò và tìm hiểu những điều mới mẻ đó. Họ tin rằng những ý tưởng mới dù có thể chưa thuyết phục được phần đông nhưng họ vẫn nuôi dưỡng và ủng hộ ý tưởng của mình. Họ nhận thấy rằng có được ý tưởng là điều tốt nhưng thực hiện ý tưởng còn quan trọng hơn nhiều.

Tư duy bên ngoài “chiếc hộp” chưa bao giờ là việc đơn giản và không phải ai cũng có thể có được, có thể theo đuổi. Thành công chỉ đến với những người dám nghĩ và dám làm.

Tư duy ngoài chiếc họp từng giúp hãng Google đạt được nhiều thành công nhờ hiện thực hóa các tham vọng khó tin, thậm chí là viển vông ở giai đoạn đầu của Internet không ai dám tin là thực tế.  Đó là các dự án YouTube lưu trữ hàng triệu video đăng tải mỗi ngày, hay Google Map phủ khắp địa cầu với hàng tỷ GB dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực tính bằng giây. Chưa dùng lại ở đó, Google Map đã giúp tạo ra hàng tỷ việc làm mới, hàng triệu doanh nghiệp trên khắp thế giới tiếp tục phát triển các dịch vụ bản đố theo nhiều cách sáng tạo và đa dạng, cùng vô số các tiện ích phục vụ cuộc sống người dân ngày càng tốt hơn.

Tư duy ngoài “chiếc hộp” là một khái niệm có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong thế giới hiện tại luôn thay đổi và các ý tưởng đang ngày càng cạn kiệt hơn. Sẽ không quá khi nói rằng trên thế giới đang có cuộc chiến về ý tưởng. Có thể vào thời điểm đưa ra, một ý tưởng bị coi là điên rồ nhưng không chừng trong tương lai nó lại là cứu cánh cho cả tập đoàn hay cả cuộc đời một người.

Và quan trọng nhất, bạn hãy biết trân trọng khả năng sáng tạo của mình. Đừng xây quanh mình “chiếc hộp” hạn chế tư duy.

Nguồn: TIGO 

Đáp án bức tranh: 

Bức tranh 1: Người đàn ông buôn xe đạp
Bức tranh 2: Số 87 - Xoay ngược hình lại.