Testcase là gì? Làm thế nào để tạo nên những biểu mẫu test case chất lượng?

Kiểm thử phần mềm theo kịch bản
Kiểm thử phần mềm theo kịch bản 

Kiểm thử là một bước trong quy trình sản xuất phần mềm. Nó giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm hoàn hảo nhất khi đến tay người dùng, hạn chế những lỗi và rủi ro cho khách hàng. Để giúp cho việc kiểm thử được tốt nhất cần có bộ test case tổng quát được những trường hợp có thể xảy ra. Vậy testcase là gì, tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng như thế và làm thế nào để viết được bộ test case hoàn chỉnh? Giải đáp ngay những thắc mắc này tại bài viết bên dưới nhé!

Testcase là gì?

Test case là gì?

Test case (kịch bản kiểm thử) còn được viết tắt là TCs, là test – kiểm tra các case – tình huống có thể xảy ra giúp Tester xác định một ứng dụng, hệ thống phần mềm hay một chứng năng ứng dụng có hoạt động đúng hay không. test case mô tả dữ liệu đầu vào (input), hành động (action) hoặc sự kiện (event) và một kết quả mong đợi (expected response).

Tùy vào từng ngữ cảnh của dự án và quy mô công ty sản xuất phần mềm mà các bộ test case được viết chi tiết khác nhau. Một bộ test case thường bao gồm: mã test case, tên test case, mục đích thực hiện test, dữ liệu đầu vào, các bước thực hiện và các kết quả mong đợi. Hiểu một cách đơn giản, test case là một tình huống để kiểm tra đối tượng có thỏa mãn những yêu cầu đặt ra hay không.

Test case được viết dựa trên các tài liệu nghiệp vụ phần mềm hay còn gọi là tài liệu đặc tả SRS. Test case có thể được thiết kế trên Excel, Word hay các công cụ hỗ trợ tạo test case. Để viết được test case có hiệu quả bao phủ hết các trường hợp cần test thì test case phải có đầy đủ các nghiệp vụ mà hệ thống yêu cầu.

Quy trình phát triển test case có thể giúp tìm lỗi trong các yêu cầu thiết kế do vậy việc chuẩn bị test case càng sớm sẽ giúp phát hiện lỗi sớm, giảm thiểu các chi phí phát sinh.

Những bước xác định test case cơ bản


Những bước xác định test case cơ bản

Bước 1: Xác định mục đích test

Khi bắt đầu viết test case cho những tính năng của một hệ thống phần mềm, việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu và xác định yêu cầu của hệ thống.

Bước 2: Xác định được chức năng của sản phẩm

Để viết được kịch bản kiểm thử hoàn chỉnh, bạn cần biết Module bạn đang test có chức năng gì, dữ liệu của nó có ảnh hưởng đến các phần khác hay không.

Bước 3: Xác định yêu cầu phi chức năng

Những yêu cầu về phần cứng, hệ điều hành hay những khía cạnh an ninh được xác định. Thử nghiệm phi chức năng rất quan trọng, chẳng hạn phần mềm đòi hỏi tốc độ ổn định khi có số lượng lớn người truy cập trong một thời điểm.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra thời gian đăng nhập (login) để đảm bảo phiên làm việc của người dùng không bị hết hạn.

Bước 4: Xác định biểu mẫu test case

Những trường hợp thử nghiệm nên gồm có giao diện UI, chức năng, khả năng tương thích và hiệu suất của một số chức năng. Mỗi thể loại cần được xác định sao cho phù hợp với logic của sản phẩm phần mềm.

Bước 5: Xác định sự ảnh hưởng giữa các Module

Một sản phẩm phần mềm gồm rất nhiều những Module có mối liên hệ với nhau, bạn cần hiểu rõ về các chức năng của từng module, sự tương tác giữa các module với nhau để đảm bảo các case bao phủ hết được những ảnh hưởng giữa các module.

Cấu trúc của một testcase là gì?

Cấu trúc cơ bản của test case

Cấu trúc của một test case bao gồm:

  • Mã test case (ID test case): Giá trị cần để xác định số lượng trường hợp cần để kiểm thử.
  • Mục đích kiểm thử (test case description): Mô tả ngắn gọn cho người kiểm tra biết họ sẽ kiểm tra chức năng gì.
  • Dữ liệu kiểm thử (Test Data): Dữ liệu cần chuẩn bị để thực hiện việc kiểm thử, có thể có hoặc không tùy từng quy mô dự án.
  • Các  bước thực hiện (Test Steps): Mô tả những bước thực hiện test, nên mô tả ngắn gọn, rõ ràng, không nên bỏ qua các sự kiện thiết yếu để có thể dễ dàng tái hiện lại khi có lỗi.
  • Kết quả mong muốn (Expected results): Hiển thị kết quả mong đợi từ những bước kiểm thử.
  • Kết quả thực tế (Test results): Hiển thị kết quả thực tế từ những bước thực hiện trên môi trường của hệ thống, thường sẽ là pass hoặc fail.

Một số kỹ thuật viết test case điển hình

Để thiết kế nên bộ test case hiệu quả, đảm bảo chất lượng phần mềm, các bạn có thể áp dụng các kỹ thuật thiết kế test case sau:

Kỹ thuật hộp đen được sử dụng chủ yếu trong xây dựng test case

  • Dựa trên đặc điểm kỹ thuật (Kỹ thuật hộp đen): Kỹ thuật này dựa trên đặc điểm của kỹ thuật, loại kỹ thuật này có thể được sử dụng để thiết kế các test case theo định dạng hệ thống. Với loại kỹ thuật này, người thử nghiệm có thể phát triển những test case giúp tiết kiệm thời gian thử nghiệm và cho phép bảo hiểm thử nghiệm đầy đủ.
  • Dựa vào cấu trúc (Kỹ thuật kiểm thử hộp trắng): Kỹ thuật này thiết kế các test case dựa trên cấu trúc của chương trình và mã phần mềm.
  • Dựa trên kinh nghiệm: Kỹ thuật tùy thuộc vào kinh nghiệm của người kiểm tra để hiểu những lĩnh vực quan trọng nhất của phần mềm. Họ sử dụng những kỹ năng, kiến thức của mình, kiến thức chuyên môn để xác định những trường hợp có thể xảy ra.

Hướng dẫn bạn một số cách viết test case hiệu quả

Chuẩn bị viết test case

  • Kiểm tra 1 test case đã tồn tại hay chưa, nếu có hãy xem xét cập nhật test case thay vì viết một case mới.
  • Hãy chắc chắn rằng test case có đặc điểm nhất định như độ chính xác, khả năng sử dụng, tính độc lập,…
  • Xem xét tất cả những kịch bản khác nhau có thể viết để đảm bảo bao phủ hết các trường hợp có thể xảy ra.

Viết một test case

  • Lựa chọn công cụ viết test case.
  • Thực hiện viết test case theo đúng định dạng và cấu trúc đã thảo luận trước đó.
  • Thực hiện viết những case cơ bản.
  • Xem xét những test case bằng văn bản một cách kỹ lưỡng.
Kịch bản kiểm thử theo các điểm cực biên (boundary testing)
Kịch bản kiểm thử theo các điểm cực biên (boundary testing)

Viết test case đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quy trình kiểm thử. Khi tuân thủ theo đúng các nguyên tắc, sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn để thực hiện viết kịch bản kiểm thử hiệu quả.

Testcase là gì, việc thực hiện viết test case có vai trò như thế nào trong quy trình sản xuất phần mềm,… Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé. Một bộ test case chất lượng sẽ giúp bao phủ hết các trường hợp có thể xảy ra, tránh bỏ sót lỗi gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Do vậy, cần thật cẩn trọng khi viết test case để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

St

Category