Sự khác nhau giữa chứng chỉ SSL miễn phí và chứng chỉ SSL trả phí

Đầu tiên bạn cần biết rằng không có sự khác nhau giữa chứng chỉ SSL miễn phí và trả phí về mức độ mã hóa của chúng. Cả 2 đều sử dụng các thuật toán đối xứng (thường được gọi là khóa bảo mật (private key), được sử dụng để mã hóa và giải mã) và các thuật toán bất đối xứng (được gọi là khóa công khai (public key), sử dụng các khóa khác nhau để mã hóa và giải mã).

Vì mức độ mã hóa của 2 chứng chỉ này là như nhau, nên điều duy nhất làm cho chứng chỉ SSL miễn phí khác với chứng chỉ SSL trả phí là những hạn chế của chứng chỉ SSL miễn phí. Hãy cùng tìm hiểu những hạn chế sẽ gặp phải khi giao dịch với chứng chỉ SSL miễn phí.



Chứng chỉ SSL miễn phí

  • Chỉ xác nhận tên miền (Domain validated - DV)Chứng chỉ SSL miễn phí sẽ không chứng nhận danh tính của chủ sở hữu trang Web. Chúng chỉ đảm bảo một kết nối an toàn. Do đó, khách hàng không thể chắc chắn về danh tính và độ tin cậy của chủ sở hữu trang Web.
  • Chỉ bảo vệ được trang Web vừa và nhỏ: Các công ty lớn, tổ chức tài chính, ngân hàng, trang web mạng xã hội, chính phủ và các hệ thống lớn rất ít khi sử dụng chứng chỉ SSL miễn phí. Các chủ sở hữu này sẽ lựa chọn chứng chỉ SSL xác thực doanh nghiệp hoặc chứng chỉ SSL xác thực mở rộng để tăng lòng tin cũng như độ bảo mật của họ.
  • Hỗ trợ hạn chế/ chậm: Các nhà cung cấp chứng chỉ miễn phí thường sẽ phản hồi chậm cho các yêu cầu cần hỗ trợ của bạn. Giải quyết vấn đề kịp thời rất quan trọng đối với bảo mật trang web của bạn bởi vì đợi giải quyết lỗi quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến trang web cũng như doanh nghiệp của bạn
  • Thời gian xác thực để gia hạn SSL: Hầu hết các chứng chỉ SSL miễn phí được cấp trong khoảng thời từ 90 đến 360 ngày, sau đó cần phải gia hạn tiếp. Nếu bạn sử dụng chứng chỉ SSL trả phí thì bạn sẽ được gia hạn từ 1 đến 2 năm.
  • Hạn chế sử dụng: Chứng chỉ SSL miễn phí do một số nhà cung cấp giới hạn khu vực sử dụng. Nên một số khu vực sẽ không thể cài đặt được chứng chỉ này.
     

Mục tiêu chính lớn nhất của chứng chỉ SSL miễn phí là cung cấp khả năng truy cập qua giao thức HTTPS cho tất cả các web. Rõ ràng, đây là mục đích rất tốt và là điều tích cực cho toàn bộ cộng đồng Web. Tuy nhiên thật không may, nhiều người đã lợi dụng và biến nó thành con mồi cho những hành động tiêu cực.

Kết nối đến một trang Web sử dụng SSL miễn phí liệu có đảm bảo độ an toàn và tin cậy?

Các hacker đã lạm dụng hệ thống cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí bằng cách lấy chứng chỉ SSL miễn phí cho các trang web giả mạo với các tên miền phụ giống hoặc có liên quan đến tên miền hợp pháp. Trong hầu hết các trường hợp, chủ sở hữu tên miền không biết về vấn đề này và sẽ không thể ngăn chặn nó.

Theo đó, các hacker đã có thể tạo ra một chiến dịch đặc biệt, được gọi là chiến dịch quảng cáo độc hại (malvertising campaign), làm ảnh hưởng đến máy tính của khách hàng khi truy cập. Hành động đã diễn ra bằng cách sử dụng kỹ thuật che bóng tên miền của Cameron - khả năng kẻ tấn công tạo các tên miền phụ độc hại dưới một miền hợp pháp (trong trường hợp này, các tên miền phụ được bảo vệ bởi chứng chỉ SSL Let’s Encrypt). Các tên miền phụ này đã trỏ vào một máy chủ độc hại nằm dưới sự kiểm soát của tội phạm mạng.

Vấn đề là các nhà cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí chỉ kiểm tra tên miền chính và xác minh xem nó có phải là phần mềm độc hại hay lừa đảo khi cấp Chứng chỉ SSL miễn phí hay không. Khi họ nhận được yêu cầu SSL cho tên miền phụ, họ đã cấp Chứng chỉ SSL hợp lệ mà không kiểm tra quyền sở hữu và tính hợp pháp của họ. Hơn nữa, các nhà cung cấp có chính sách không thu hồi chứng chỉ SSL miễn phí của mình vì yêu cầu chứng nhận SSL không nói gì về nội dung của trang web hoặc người điều hành trang web. Điều này làm cho nhiều tên miền hợp pháp dễ bị lạm dụng.

Chứng chỉ miễn phí SSL Let’s Encrypt

Let’s Encrypt là cơ quan cấp chứng chỉ số (Certificate Authority - CA), được điều hành bởi Internet Security Research Group (ISRG). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại California.

Đây là một tổ chức hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Theo tuyên bố của Let’s Encrypt thì mục tiêu mà tổ chức này hướng tới là tạo ra một môi trường mạng internet an toàn, riêng tư và tôn trọng người dùng hơn.

Kể từ khi ra mắt vào tháng 4 năm 2016, Let’s Encrypt đã nhanh chóng trở thành một lựa chọn phổ biến cho bất kỳ ai muốn tăng cường bảo mật website. Tổ chức này chuyên cung cấp chứng chỉ số (SSL hoặc TLS) SSL Free, tự động để kích hoạt HTTPS cho các trang web. 

Lưu ý, chứng chỉ của Let’s Encrypt cấp chỉ có hiệu lực trong vòng 90 ngày. Let's Encrypt SSl thường được cung cấp khi bạn đăng ký tên miền. Trong khi đó chứng chỉ số SSL Cao Cấp có thể kéo dài đến một hoặc hai năm. Tuy bị hạn chế về mặt thời gian sử dụng nhưng nhờ tính năng tự động gia hạn được tích hợp sẵn nên trang web của bạn sẽ không bị gián đoạn hoạt động vì không có HTTPS.

Let’s Encrypt không thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho người dùng. Thay vào đó, các nhà quản trị website phải đọc tài liệu hướng dẫn mở rộng có sẵn trên mạng và tham gia những diễn đàn hỗ trợ cộng đồng để đăng ký và sử dụng chứng chỉ SSL. Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho bạn nếu gặp phải các vấn đề kỹ thuật phức tạp.

Chứng chỉ SSL miễn phí không cung cấp bất kỳ hình thức bảo hành nào. Nếu trang web của bạn chẳng may bị tin tặc đánh cấp dữ liệu hoặc gặp sự cố về bảo mật thì sẽ không được bồi thường như các hình thức SSL có phí khác.



Chứng chỉ SSL được cung cấp bởi CER.vn

image (1).png


CER.vn nhà cung cấp chứng chỉ SSL chính hãng và là đại lý lớn nhất tại Việt Nam của các nhà cung cấp hàng đầu như SymantecGeoTrustThawte và Comodo (Sectigo), Digicert. Các chứng chỉ được cung cấp bởi CER.vn, có một số lợi thế :

  • Chứng chỉ SSL đa dạng: Bạn có nhiều sự lựa chọn về chứng chỉ phù hợp với nhu cầu của mình: Chứng chỉ SSL xác thực tên miền, chứng chỉ SSL xác thực doanh nghiệp, chứng chỉ SSL xác thực mở rộng,….
  • Phù hợp với tất cả các trang web: Chứng chỉ SSL trả phí bảo mật, xử lý khối lượng dữ liệu lớn và các cổng thanh toán trực tuyến. Nếu trang web của bạn có lưu lượng truy cập lớn, thì chứng chỉ SSL trả phí là giải pháp phù hợp cho trang web và doanh nghiệp của bạn.
  • Hỗ trợ cá nhân: Vì bán chứng chỉ SSL là hoạt động chính của chúng tôi, nên chúng tôi đảm bảo cho bạn dịch vụ sẽ được hỗ trợ 24/7/365, luôn sẵn sàng nhận yêu cầu của bạn và giải quyết mọi vấn đề về chứng chỉ.
  • Thời hạn sử dụng chính xác: Chứng chỉ SSL trả phí có thể kéo dài tới 5 năm, đảm bảo bảo vệ trang web của bạn trong thời gian dài hơn so với chứng chỉ SSL miễn phí.
  • Sử dụng không giới hạn: Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại chứng chỉ SSL trả phí nào với bất kỳ loại dịch vụ lưu trữ nào trong bất cứ khu vực nào mà không bị hạn chế.
  • Chứng chỉ SSL có trên máy chủ của bạn: Chứng chỉ SSL của bạn sẽ đặt trực tiếp trên máy chủ của bạn
  • Con dấu tin cậy: Chứng chỉ SSL trả phí cho phép bạn hiển thị con dấu tin cậy trên tất cả các trang trên trang web của bạn hoặc trên trang thanh toán an toàn của bạn. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo với khách hàng của mình rằng thông tin cá nhân và thông tin thẻ tín dụng của họ được bảo mật và họ hoàn toàn có thể tin tưởng vào trang web của bạn.
  • Trả tiền có nghĩa là giá trị: Chứng chỉ SSL trả phí có nghĩa là những người tạo ra nó đặt nhiều suy nghĩ, thời gian và công sức vào việc tạo Chứng chỉ SSL đó và họ coi đó là giá trị và đáng để trả tiền. Trong thực tế, bạn không thể tìm thấy hàng hóa tốt, đáng tin cậy và lâu dài mà không có tiền.
  • Quan tâm đến khách hàng: Chứng chỉ SSL nói với khách hàng của bạn một cách gián tiếp rằng bạn quan tâm đến họ. Kẻ lừa đảo có thể dễ dàng sử dụng chứng chỉ miễn phí cho mục đích xấu, nhưng là chủ sở hữu trang web sẵn sàng trả tiền cho Chứng chỉ SSL là một đảm bảo cho khách hàng rằng bạn và doanh nghiệp của bạn đáng tin cậy.

Bây giờ bạn đã biết sự khác biệt giữa chứng chỉ SSL miễn phí và chứng chỉ SSL trả phí, bạn có thể dễ dàng quyết định chứng chỉ SSL nào tốt hơn cho trang web của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chứng chỉ SSL trả phí là những chứng chỉ cho phép bạn linh hoạt tối đa trong việc chọn Chứng chỉ SSL phù hợp nhất với trang web của mình và cũng cung cấp cho bạn các dịch vụ bổ sung làm tăng độ tin cậy của bạn.