RAD Model – Mô Hình Phát Triển Nhanh

RAD Model
Một loại mô hình đặc biệt khác của mô hình Incremental đó là RAD  Model

Tên tiếng anh là : Rapid Application Developer Model, có nghĩ là mô hình ứng dụng nhanh chóng.

Mô tả

  • Là một dạng của incremental model.
  • Trong mô hình RAD các thành phần hoặc chức năng được phát triển song song như thể chúng là các dự án nhỏ.
  • Việc phát triển này theo thời gian nhất định, cung cấp và lắp ráp thành một nguyên mẫu làm việc.
  • Điều này có thể nhanh chóng đưa ra một cái gì đó cho khách hàng để xem và sử dụng và cung cấp thông tin phản hồi liên quan đến việc cung cấp và yêu cầu của họ.
1. Nguyên lý.

Hãy cùng nhìn hình vẽ minh họa dưới đây.

Hình minh họa mô hình RAD

Giống với mô hình gia tăng, RAD cũng được chia nhỏ yêu cầu ra thành nhiều thành phần riêng và mỗi thành phần đó được coi là một dự án con và được một team thực hiện.

Điểm khác biệt cơ bản giữa RAD và Incremental đó là:

  • RAD thực hiện song song các thành phần con được chia ra, nghĩa là các team hoạt động độc lập và cùng bắt đầu tại một thời điểm, còn với mô hình gia tăng điều này không nhất thiết là phải như vậy.
  • Việc phát triển được đóng hộp về mặt thời gian và khi giao sản phẩm thì các thành phần được lắp ráp lại thành một nguyên mẫu duy nhất.
     

Chúng ta cùng phân tích kỹ các công đoạn được thể hiện trong sơ đồ minh họa cho mô hình RAD.

Step 1. Business modeling.
Xác định các luồng thông tin giữa các chức năng khác nhau của công việc.

Step 2. Data modeling.
Các thông tin thu thập được từ công đoạn 1 sẽ được sử dụng để định nghĩa ra các đối tượng dữ liệu nó cần thiết cho công việc.

Step 3. Process modeling.
Sau khi đã định nghĩa ra các đối tượng dữ liệu thì chúng được chuyển đổi để trở thành các dòng thông tin công việc, tiến đến một vài đối tượng công việc riêng.

Step 4. Application generation.
Đây là công đoạn coding giống như trong các quy trình khác, khi dữ liệu và tiến trình thực hiện đã được vạch ra thì công đoạn này là sử dụng các công cụ lập trình, phần trình biên dịch, và các ngôn ngữ lập trình để tiến hành code lên các chức năng phần mềm.

Step 5. Testing và Turnover.
Là công đoạn test sản phẩm được tạo, sau khi việc coding đã hoàn thành, và cuối cùng đưa vào thử nghiệm trong thực tế, giao bán sản phẩm, tính toán doanh thu. 

2. Ưu, nhược điểm của Rad model
Ưu điểm Nhược điểm
  • Giảm được thời gian phát triển
  • Dễ hiểu
  • Giảm rủi ro
  • Ít nỗ lực hơn
  • Tăng khả năng sử dụng lại của các thành phần.
  • Giảm thiểu các lỗi trong quá trình phát triển hệ thống.
  • Dễ dàng thu thập phản hồi từ khách hàng để cải thiện
  • Được chứng minh là tốt nhất cho các dự án quy mô vừa và nhỏ.
  • Không lý tưởng cho ngân sách thấp
  • Yêu cầu các nhà phát triển có kỹ năng cao
  • Không thích hợp cho các dự án kỹ thuật phần mềm lớn
  • Khó theo dõi tiến trình và các vấn đề
  • Hoạt động trên hệ thống module hóa
  • Phụ thuộc nhiều vào hiệu suất của nhóm
  • Mô hình này là một mô hình đặc biệt, nên nó chỉ được sử dụng khi có một sự cần thiết để tạo ra các hệ thống mà có thể module hóa 2 hoặc trong 3 tháng.
  • Chỉ được sử dụng khi mô hình thiết kế là sẵn và bên cạnh đó là ngân sách phải có nhiều để có thể xây dựng được nhiều team cùng phát triển song song.

3. Khi nào áp dụng RAD model

  • Áp dụng RAD khi dự án cần thực hiện trong thời gian ngắn chỉ từ 2 hoặc 3 tháng.
  • Chỉ những hệ thống có module mới sứ dụng được mô hình này.
  • Khi yêu cầu dự án rõ ràng, dễ dàng trong việc phân chia thành các project nhỏ, đồng thời có đủ nguồn lực để phân chia thành nhiều team, thực hiện song song cùng một lúc.
  • Yêu cầu về Dev/ Design phải có nhiều kinh nghiệm.
  • Khi nguồn tài nguồn dồi dào cả về công cụ, phần mềm hỗ trợ, tài liệu và con người.

Bạn có thể dùng phần mềm thiết kế trực tuyến như canva để thiết kế các mô hình Rad model với nhiều định dạng khác nhau, hoặc chuyển đổi các định dạng một cách dễ dàng từ JPG sang PNG, JPG sang PDF hoặc ngược lại.