Rolling wave planning: các công việc cần thực hiện trong tương lai gần thì lên kế hoạch chi tiết, những công việc hoàn thành trong tương lai xa thì lên kế hoạch ở mức cao. Rolling wave hể hiện sự kế tiếp nhau của các process và một họat động nào đó có thể làm lại nhiêù lần để có kết quả tốt hơn, hay còn gọi là làm "mịn".
Trong quản lý dự án, việc lập kế hoạch giúp tạo ra những hiểu biết chung về lý do tại sao chúng ta cần đạt được một số mục tiêu nhất định và những hoạt động tiếp theo cần thực hiện để đạt được chúng. Hiểu biết chung đạt được bằng cách chia sẻ thông tin với tất cả các bên liên quan (stakeholders), đặc biệt là nhóm thực hiện dự án. Các hoạt động lập kế hoạch có thể tạo ra kết quả (output) như bản kế hoạch – nhưng không hoàn toàn bắt buộc.
Các kế hoạch có thể là:
- Ở mức độ cao/tổng quát như kế hoạch tổng thể (Master Plan) hoặc lộ trình (Roadmap);
- Ở mức độ thấp/chi tiết với nhiều chi tiết và dự đoán đầy đủ;
- Hoàn thiện một phần như kế hoạch phát hành (Release Plan); hoặc là
- Đi vào chi tiết chỉ cho một số phần như kế hoạch lặp lại (Iteration Plan), Sprint Backlog hoặc kế hoạch giai đoạn (Phase Plan).
Chúng ta cũng có thể “lập kế hoạch để lập kế hoạch” giống như phương pháp “lập kế hoạch cuốn chiếu” (Rolling Wave Planning). Trong mọi trường hợp, chúng ta cần cân bằng giữa công sức chúng ta dành cho việc lập kế hoạch và mối nguy trong việc mất lợi thế cạnh tranh do sự chậm trễ trong việc dành quá nhiều thời gian cho việc lập bản kế hoạch hoàn chỉnh.
Các kỹ thuật thực hiện lập kế hoạch cuốn chiếu:
- Near term deliverable: được phân rã thành các activity cần thiết để làm ra deliverable. Deliverable này được gọi là Work packages. Work package là thành phần phân rã mức thấp nhất trong WBS
- Long term deliverable: are more broadly defined, được gọi là Planning Package. Planning package cũng là thành phần phân rã mức thấp nhất trong WBS nhưng tại thời điểm xác định, có thể phân rã thấp hơn trong tương lại. Planning Package thì không có activity.