Cải thiện hiệu quả SEO cho trang Web của bạn với Structured Data của Google

The official Google tool for testing your structured data to see which Google rich results can be generated by the structured data on your page.

Structured Data Là Gì?

Structured data được hiểu là “dữ liệu có cấu trúc”. Nói cách khác, structured data là thông tin đã được sắp xếp cho phép các công cụ tìm kiếm như Google hiểu được nội dung của trang web một cách dễ dàng và trực quan hơn, thay vì phải phân tích dữ liệu phi cấu trúc (tương tự như phải xử lý một núi rác chưa được phân loại từ nguồn).

Mục tiêu chính của structured data là truyền đạt thông tin cụ thể về một Webpage để hợp thức hóa thông tin đó nhằm hiển thị dưới dạng "Rich Result" (còn gọi là rich snippet) trên trang kết quả tìm kiếm Google (SERP).  Structured data thường được biểu diễn dưới dạng các đối tượng, thuộc tính và giá trị được định dạng theo chuẩn của các công cụ tìm kiếm. Ví dụ như Google sẽ sử dụng dữ liệu có cấu trúc tìm thấy trên web để hiểu nội dung của trang cũng như thu thập thông tin về web và thế giới nói chung, chẳng hạn như thông tin về con người, sách hoặc công ty có trong mã đánh dấu.

Đánh Dấu Structured Data Là Gì?

Bàn về dữ liệu có cấu trúc, bạn sẽ thường nghe đến các cụm từ như “marking up structured data”“structured data markup”… Marking up structured data (hành động đánh dấu dữ liệu có cấu trúc) nghĩa là tạo đoạn code dữ liệu có cấu trúc, còn structured data markup là ngôn ngữ đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (với markup là một ngôn ngữ máy tính – computing language).

HTML là markup language (ngôn ngữ đánh dấu bằng thẻ) với chức năng sắp xếp nội dung trên Webpage và hỗ trợ trình duyệt hiển thị Webpage đó (khách truy cập website không thấy được các code này). HTML còn chứa informational content (nội dung cung cấp thông tin) dùng cho bộ máy tìm kiếm, được gọi là meta data (siêu dữ liệu).

Structured data cũng là markup language. Tương tự HTML, structured data truyền tải nội dung (data) được sắp xếp để bộ máy tìm kiếm hiển thị kết quả sao cho thu hút hơn. Và cũng giống như meta description trong HTML, structured data là một hình thức của meta data.

Meta data là thông tin không hiển thị trực tiếp đến khách truy cập website. Nội dung nằm trong structured data được nhìn thấy bởi bộ máy tìm kiếm, từ đó giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng hiểu hình ảnh và nội dung đang nói về gì và hiển thị nội dung đó trên SERP một cách hiệu quả hơn.

Ví dụ cho dạng dữ liệu được sắp xếp bởi structured data là tên sản phẩm, nội dung review, rating và hình ảnh. Với structured data, bộ máy tìm kiếm không cần dùng đến thuật toán để xác định đó có phải hình ảnh sản phẩm hay không, mà structured data sẽ cho biết ngay đó là hình ảnh sản phẩm.

Mối Quan Hệ Giữa Google Với Structured Data

Dựa vào các trang developer và support từ Google thì Google tập trung không định nghĩa structured data là gì mà chỉ diễn tả structured data nào mà publisher nên dùng để đủ điều kiện nhận rich result trên SERP.

John Mueller từ Google cho biết việc sử dụng structured data không dẫn đến việc chắc chắn có rich result, nhưng nó sẽ giúp ích khi truyền tải chủ đề của Webpage. Ngoài ra, John Mueller cũng cảnh báo rằng chúng ta rất dễ sa đà vào việc đánh dấu những thông tin vốn dĩ không giúp Google hiểu chủ đề Webpage đang nói gì.

Các site sử dụng Structured Data có đủ điều kiện sở hữu kết quả tìm kiếm dưới dạng hình ảnh, đánh giá sao và đạt vị trí cao trong featured snippet nằm trong top đầu SERP, giúp đem về nhiều traffic hơn.

Vì Sao Website Nên Sử Dụng Structured Data?

Website đủ điều kiện nhận rich result sẽ được hưởng nhiều traffic nếu được Google lựa chọn để sử dụng thông tin. Như hình dưới là kết quả tìm kiếm cho truy vấn “how to make French toast”.

Có thể thấy, kết quả đạt thứ hạng cao với cách hiển thị bắt mắt hơn. Tất cả những thông tin (data) về hình ảnh món French toast, số sao đánh giá, thời gian chế biến, tên website… được truyền tải đến Google với structured data.

Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng structured data không đồng nghĩa sẽ có featured snippet, mà nó chỉ giúp một webpage có đủ điều kiện đạt rich result.

Cấu trúc dữ liệu JSON-LD Structured Data

Có nhiều loại structured data khác nhau nhưng phiên bản structured data được Google ưu thích là JSON-LD (do ít phức tạp hơn), được gọi là script. JSON-LD độc lập so với HTML và có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong code của một webpage (footer, ở giữa content hoặc ở phần mở đầu Webpage trong phần head).

Việc điều chỉnh structured data JSON-LD khá dễ dàng bởi vì nó là script. Bạn có thể copy paste vào bất kỳ vùng chỉnh sửa text hoặc code nào.

Với thông tin trên Webpage hiển thị như sau:

ACME Home Cleaning offers a variety of services in Massachusetts, including:

  •  House cleaning
    • Apartment light cleaning.
    • House light cleaning up to 2 bedrooms.
    • House light cleaning 3+ bedrooms.
  •  One-time services
    • Window washing.
    • Carpet deep cleaning.
    • Move in/out cleaning.

… thì trong JSON-LD structured data script sẽ như sau:

<script type=”application/ld+json”>
  {
    “
    @context”: “http: //schema.org/”,
      “@type”: “Service”,
    “serviceType”: “Weekly home cleaning”,
    “provider”: {
      “
      @type”: “LocalBusiness”,
      “name”: “ACME Home Cleaning”
    },
    “areaServed”: {
      “
      @type”: “State”,
      “name”: “Massachusetts”
    },
    “hasOfferCatalog”: {
      “
      @type”: “OfferCatalog”,
      “name”: “Cleaning services”,
      “itemListElement”: [{
        “
        @type”: “OfferCatalog”,
        “name”: “House Cleaning”,
        “itemListElement”: [{
          “
          @type”: “Offer”,
          “itemOffered”: {
            “
            @type”: “Service”,
            “name”: “Apartment light cleaning”
          }
        }, {
          “
          @type”: “Offer”,
          “itemOffered”: {
            “
            @type”: “Service”,
            “name”: “House light cleaning up to 2 bedrooms”
          }
        }, {
          “
          @type”: “Offer”,
          “itemOffered”: {
            “
            @type”: “Service”,
            “name”: “House light cleaning 3 + bedrooms”
          }
        }]
      }, {
        “
        @type”: “OfferCatalog”,
        “name”: “One - time services”,
        “itemListElement”: [{
          “
          @type”: “Offer”,
          “itemOffered”: {
            “
            @type”: “Service”,
            “name”: “Window washing”
          }
        }, {
          “
          @type”: “Offer”,
          “itemOffered”: {
            “
            @type”: “Service”,
            “name”: “Carpet cleaning”
          }
        }, {
          “
          @type”: “Offer”,
          “itemOffered”: {
            “
            @type”: “Service”,
            “name”: “Move in /out cleaning”
          }
        }]
      }]
    }
  }
</script>

Các công cụ hỗ trợ tạo Structured Data

Structured data SEO là một phương pháp quan trọng trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, việc tạo ra structured data thủ công có thể rất phức tạp và tốn thời gian. May mắn thay, có nhiều công cụ hỗ trợ tạo structured data một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Google Structured Data Markup Helper

Linkhttps://www.google.com/webmasters/markup-helper

Google Structured Data Markup Helper là một công cụ trực tuyến của Google, được thiết kế để giúp bạn tạo ra structured data cho trang web của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn chỉ cần nhập URL của trang web của mình vào công cụ và chọn loại dữ liệu mà bạn muốn định dạng. Google Markup Helper sẽ cho phép bạn chọn các phần tử của trang web của bạn và gắn nhãn chúng với các thuộc tính có sẵn.

Google Structured Data Markup Helper
Google Structured Data Markup Helper - Công cụ tạo Structured Data trực quan và tiện lợi của google

JSON-LD Generator

Link: https://technicalseo.com

JSON-LD Generator là một công cụ miễn phí cho phép bạn tạo ra định dạng dữ liệu có tổ chức JSON-LD cho trang web của mình. Bạn chỉ cần nhập thông tin về trang web của mình và chọn loại dữ liệu mà bạn muốn định dạng. JSON-LD Generator sẽ tạo ra mã JSON-LD cho bạn, mà bạn có thể dán vào trang web của mình.

Kiểm tra Web đã gắn Structured Data 

Sau khi đã gắn script vào <head></head> của trang Web, việc tiếp theo là sẽ kiểm tra kết quả. Bạn có thể dùng công cụ miễn phí: Rich Result Test.

Linkhttps://search.google.com/test/rich-results

Công cụ này được phát hành bởi Google, cho phép chúng ta kiểm tra nội dung Structured Data của 1 trang web có hợp lệ hay chưa, và bao gồm những loại nào. Đối với những website đã được public lên internet và google có thể quét được, thì các bạn có thể nhập trực tiếp đường dẫn trang web vào và bấm kiểm tra. Ví dụ như ở đây mình kiểm tra thử website của Viblo có dùng Structured data hay không:

Kết luận

Lưu ý rằng trước khi có Structured Data, các SEOer thường dùng khai báo các từ khóa ở thẻ meta keywords. Kỹ thuật này vẫn tiếp tục được sử dụng đến ngày nay, tuy nhiên Google không ưu tiên các thông tin về keywords. Có thể nhiều SEOer đã gian dối khai báo các keywords không đúng với nội dung khiến cho Google Search Engine .gặp nhiều khó khăn để hiểu nội dung của trang Web. Structured Data ra đời giúp cho việc đánh giá chất lượng nội dung được chính xác và minh bạch hơn, và sẽ là nền tảng quan trọng cho Web 3.0.

Trên đây là những thông tin sơ bộ về chủ đề structured data là gì và ích lợi của structured data. Nhìn chung, việc sử dụng structured data sẽ đem lại lợi ích khi đặt vào đúng trường hợp và cũng cần phải có kiên trì giống như bạn xây dựng kho nội dung. Lý tưởng nhất vẫn là content của bạn đủ rõ ràng nhằm giúp Google hiểu được ngay mà không cần phụ thuộc thêm vào bất kỳ markup nào.