Luận bàn về Content Marketing Trend 2023, nhiều chuyên gia marketing cho rằng, bước sang năm 2023 Content không còn là "vua" hay xu hướng mà đã trở nên thiết yếu trong lĩnh vực marketing. Content sẽ phủ khắp đa nền tảng, tạo nhiều điểm chạm (Multi Touchpoint) đến khách hàng, lan tỏa rộng khắp, mang nhiều góc nhìn mới lạ tới khách hàng.
Những điều cần biết về Meta Content
Meta Content là giải pháp tối ưu nội dung theo từng lĩnh vực hoặc ngành hàng được triển khai đồng thời trên đa nền tảng. Giải pháp Meta Content tiếp cận được lượng traffic khủng nhờ truyền thông đa điểm chạm, bắt trúng insight ngành hàng từ các hoạt động đặc biệt được tổ chức trên hệ thống báo chí, trang tin uy tín và quảng cáo. Các nhóm chủ đề thuộc Meta Content được phát triển đa dạng : photo contest, series video, livestream, tuyến nội dung hot content ở các ngành hàng: Mỹ phẩm, Làm đẹp, Sức khỏe, Tài chính,... nhằm tăng hiệu quả truyền thông lên tới 50 lần so với nội dung truyền thống.
Nếu mega nghĩa là to, lớn thì meta có nghĩa rộng. Meta Content là nội dung rộng khắp, content phủ trên mọi ngóc ngách, trên nhiều kênh (Omni channel), giống như dòng nước len lỏi tới mọi nơi mà người dùng mục tiêu của chúng ta hiện diện, có thể nhìn thấy, cảm nhận và hành động (đa điểm chạm).
Có thể thấy, với định nghĩa trên, Meta Content có khả năng tối ưu hoá xu hướng Multi-Touchpoint. Dù tiếp cận khách hàng ở những kênh khác nhau nhưng nội dung sản xuất trên các điểm chạm đều ý nghĩa, sáng tạo và thể hiện tính đồng bộ xuyên suốt cùng thông điệp thương hiệu thống nhất. Ngoài ra, Meta Content còn có khả năng quản lý, đo lường rõ ràng; với khả năng hợp nhất data cao, và tối ưu ngân sách cho marketing. Trong thời kỳ công nghệ phát triển, Meta Content chính là giải pháp thiết thực, giúp gia tăng điểm chạm khách hàng, tối ưu trải nghiệm và từ đó thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
Meta Content "biến hóa" linh hoạt theo từng ngành hàng và nhóm khách hàng mục tiêu
Với mỗi ngành hàng và từng nhóm khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp cần có sự thấu hiểu và linh hoạt trong áp dụng giải pháp Meta Content.
Theo các chuyên gia marketing, Business Audience không còn là thị trường ngách nhưng lại có sự phân hóa nhu cầu thông tin rất cao. Cách thức tiếp cận cũ đã không còn phù hợp. Thay vào đó, Meta Content là giải pháp tối ưu khi đồng thời hoạch định hệ thống điểm chạm truyền thông và thiết kế riêng nội dung truyền thông cho từng điểm phù hợp với xu hướng bình dân hóa đầu tư, trẻ hóa nhóm nội dung làm giàu, số hóa len lỏi vào trong đời sống, tiêu dùng trách nhiệm và sự trỗi dậy của những nhóm người tiêu dùng hiện nay. Tiêu biểu là nhóm tiêu dùng mới - HENRYS (High Earnings Not Rich Yet) còn hấp dẫn hơn cả giới thượng lưu, bởi người giàu chưa chắc đã sẵn sàng trả tiền cho những món hàng xa xỉ khi họ đã đủ trải nghiệm nhưng nhóm HENRYs thì khác".
Hướng tới Gen Z - thế hệ động lực tiêu dùng lớn nhất hiện nay, là thế hệ đầu tiên lớn lên với smartphone và internet, các chuyên gia cho rằng để chinh phục nhóm tiêu dùng chỉ có thể tập trung và tiếp nhận thông tin trong khoảng thời gian không nhiều hơn 8 giây này, các doanh nghiệp hãy thật sáng tạo, thật khác lạ, đừng quảng cáo dài dòng, hãy bán trải nghiệm thay vì bán sản phẩm, sử dụng người có sức ảnh hưởng và hiện nay nổi lên có ChatGPT là một nền tảng, một kênh tiếp cận hiệu quả hiện nay và trong tương lai.
Xu hướng content marketing 2023
Multi Touchpoint cùng giải pháp Meta Content
Nhìn về bức tranh toàn cảnh của Marketing 4.0 liên tục chuyển động và biến hóa đa sắc, xu hướng content năm 2023 sẽ thiên về Content marketing solution với 8 định vị:
- Audio content,
- Metagazine,
- Hybrid Event,
- Short Video,
- Meta Music Marketing,
- Meta Influencer,
- Shoppertainment
- …Và Content Chủ động.
Quan trọng, chúng ta cần phải phân biệt rõ Multi Touch Point với Multi Channel. Trong đó:
- MULTI CHANNEL: là đa kênh, tập trung vào độ phủ, phân bổ ngân sách trên các kênh độc lập và quản lý hiệu quả trên từng kênh. Nhược điểm là khó quản lý sự thống nhất, xuyên suốt và đối tượng tiếp cận trên các kênh có trùng lặp hay không.
- MULTI TOUCH POINT: là tập trung vào “hành trình khách hàng”, tạo ra tối đa điểm tiếp xúc với khách hàng. Ngoài độ rộng thì Multi Channel còn có độ sâu của nội dung để mỗi kênh tiếp xúc là một điểm chạm hiệu quả và thống nhất.
Live Action video
Mô tả đơn giản Live Action Video là những video sử dụng cảnh quay và nhân vật thật thay vì hình vẽ. Vậy vì sao dạng video này ngày càng được ưa chuộng, thậm chí tỉ trọng tăng 24% (2021 - 2022)?
Địa điểm ăn uống vào giờ nghỉ trưa, mỹ phẩm dành cho da dầu mụn hay tư vấn chế độ dinh dưỡng. Tất cả chủ đề trên, trước khi TikTok xuất hiện, việc khách hàng tiềm năng làm đầu tiên thường là search Google. Nhưng 40% giới trẻ ngày nay lại sử dụng TikTok và Instagram để tìm kiếm các dạng thông tin tương tự. Insight này là cơ hội vàng cho doanh nghiệp, bằng các live action video, xây dựng niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ họ cung cấp.
AI và Marketing
Cơn sốt ChatGPT vẫn chưa hạ nhiệt tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, với nhiều ý kiến trái chiều. Ví dụ điển hình nhất cho sự thâm nhập của AI vào giới Marketing là câu chuyện viết bài báo SEO trị giá hơn $600 trong vòng 30 giây. Trái ngược hoàn toàn với nhận xét từ chuyên gia Matt Santos rằng tương lai AI sáng tạo nội dung tự nhiên như con người vẫn còn xa nhiều năm nữa.
Xu hướng Content Marketing 2023 chắc chắn không thể thiếu sự tích hợp của AI vào từng loại hình tiếp thị. Đó là điều tất yếu khi các “gã khổng lồ công nghệ” đều sẵn sàng đầu tư cả núi tiền vào Machine Learning. Mới đây, vào ngày 6/2/2023, Google đã giới thiệu Bard - sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT. Marketer thay vì loay hoay với nỗi lo mất việc, nên học cách sử dụng công nghệ để hỗ trợ hoàn thành công việc tốt hơn.
Ứng dụng AI và ChatGPT trong marketing
Kết Luận
Ngoài việc tạo ra sân chơi mới dành cho giới sáng tạo nội dung, dự đoán với xu hướng content marketing 2023, doanh nghiệp có thể ứng dụng các công cụ trên vào kế hoạch truyền thông dưới hình thức đơn giản như tài trợ cho các chương trình/nền tảng phù hợp, từ đó tăng nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu.
Via tigodoo