5 nguyên tắc quan trọng nhất khi phát triển sản phẩm

1. Đề cao sự rõ ràng (clear, but not fancy).

Nghĩa là sản phẩm phải đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và đúng mong đợi của user. Thay vì đẹp nhưng rắc rối, khó hiểu, khó dùng.

2. Mọi quyết định phải dựa trên số liệu (data driven).

Người làm product đôi khi mắc bệnh “áp đặt”. Nghĩa là thiết kế sản phẩm dựa trên mong muốn/ý thích của cá nhân chứ không phải nhu cầu thực tế của user. Cho nên, nguyên tắc tối quan trọng trong phát triển sản phẩm là:

  • Ý tưởng phải xuất phát từ thực tế nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu.
  • Sau đó, phải phản biện ý tưởng một lần nữa thông qua nghiên cứu, phỏng vấn trực tiếp user. Từ đó, chứng minh ý tưởng đó thực sự là một vấn đề cần giải quyết, chứ không phải chỉ là một giả thuyết/suy đoán.

3. Thiết kế cho mọi người, nhưng TẬP TRUNG vào đối tượng trung cấp (intermediates).

Nếu hướng đến người dùng sơ cấp (beginner), thì sản phẩm dễ khiến người dùng trung/ cao cấp (intermediates/experts) cảm thấy nhàm chán, bị làm phiền.

Ngược lại, thiết kế đặt experts làm trọng tâm sẽ khiến beginner khó hiểu, khó sử dụng.

Cho nên, mục tiêu của người thiết kế sản phẩm là hướng đến intermediates. Đồng thời hỗ trợ beginner dần chuyển sang nhóm intermediates/experts.

4. Người làm product phải biết “thông cảm” với user.

Bởi vì mình là người làm ra sản phẩm nên với mình thì mọi thứ có thể rất đơn giản rõ ràng. Nhưng không có nghĩa user cũng cảm thấy như vậy. Có một phương pháp được nhiều doanh nghiệp toàn cầu, như Apple, Google, Uber và Facebook áp dụng để phát triển năng lực phát triển sản phẩm. Chính là phương pháp Design Thinking - tư duy thiết kế  

Design Thinking là quá trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp. Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, Design Thinking vẫn giúp bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra.

Xem thêm: https://tigosoftware.com/lean-design-thinking-innovation

5. Luôn suy nghĩ về nhu cầu thật và góc nhìn sâu sắc (Demand & Insight):

Người làm product cần nắm rõ về Demand đến từ đâu. Nhưng trước đó cần biết ai là người bỏ tiền, ai là người xài sản phẩm, ai là người tham gia chuỗi công việc mua sản phẩm. Insight của họ là gì? Ví dụ: Sáng nay bà xã nói “bố bỉm sữa” đi mua bỉm cho con. Mỗi trong câu nói đó bà xã đã quyết loại bỉm nào rồi. Bố bỉm sữa không có cơ hội quyết. Đứa xài bỉm là thằng nhóc con ở nhà. Bố bỉm sữa chỉ quan tâm đến sự niềm nở của cô gái bán hàng, sự thuận tiện trong việc thanh toán và giá cả phải chăng. Thế đó, có 3 đối tượng thôi đã rối rối rồi. Nhưng đó là công việc thú vị cho người làm Product Bỉm. Nói bỉm cho dễ hiểu, thực tế thì Software vốn dĩ trừu tượng và bị "thần thánh" hoá quá, thành thử khó hiểu.

Engagement & Plan: Khi xác định được đối tượng, thì cần tương tác, tạo ảnh hưởng như thế nào để xác định nhu cầu thật sự. Rất khó khăn phải không, đặc biệt với các sản phẩm mới. Nhưng đó là việc quan trọng số một của PO. Rồi làm plan để “ép – cứ nghĩ đến việc ép xung cho dễ hiểu” những kỹ sư tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu thật nhanh và phát hiện ra sai lầm cũng thật nhanh theo cách như vậy, còn gọi là chiến thuật "Fail fast, fail forward". Sau đó lại plan để test thử xem có thật sự đối tượng có “thoả mãn” không? (còn gọi là A/B test). Sẽ có những hôm cô bán bỉm mời chào một dòng bỉm mới ghé cửa hàng. Có một điều cô đang chào chưa đúng đối tượng. Bố bỉm sữa có quyền quyết vụ mua bỉm đâu? Nhưng bố bỉm sữa biết rằng cô ấy đang thực hiện plan test thử thị trường về dòng sản phẩm có tính năng mới.

Category