12 chứng chỉ quản lý dự án cỏ giá trị nhất năm 2022

1. PMP®: Chứng chỉ Quản lý dự án chuyên nghiệp

Được xem như tiêu chuẩn vàng trong các chứng chỉ quản lý dự án, chứng chỉ Quản lý dự án chuyên nghiệp (PMP)® là một bài kiểm tra nghiêm ngặt chứng minh kiến ​​thức và kỹ năng của bạn trong việc quản lý thời gian, chi phí và phạm vi.

2. CAPM®: Chứng nhận liên kết trong quản lý dự án

Phù hợp với đối tượng không có bằng đại học, kinh nghiệm quản lý dự án ít hoặc những ứng viên muốn đạt được chứng chỉ PMP® theo từng bước từ dễ đến khó. CAPM đích thị là bước đệm hoàn hảo cho PMP® khó nhằn sau đó.

3. CSM: Chứng nhận Scrum Master

Việc sử dụng các phương pháp Agile đã trở thành tiêu chuẩn trong các tổ chức CNTT, vì vậy sự săn đón dành cho các chuyên gia CNTT trong môi trường Agile là rất lớn. Scrum Alliance, tổ chức sáng lập chứng chỉ này, là một tổ chức phi lợi nhuận, với mục tiêu giới thiệu Scrum và Agile đến người dùng.

4. Chứng nhận CompTIA Project+

Có giá trị tương đương với chứng chỉ CAPM® của PMI, mặc dù các yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn. CompTIA Project+ lấy ý kiến ​​phản hồi từ toàn bộ ngành điện toán, đại diện chính phủ, tổ chức nghiên cứu, học viện và các chuyên gia độc lập để nghiên cứu và thiết kế chứng nhận.

5. PRINCE2 Foundation/PRINCE2 Practice

PRINCE2 rất nổi tiếng ở các nước Châu Âu, đặc biệt là Anh, ở trong các cơ quan chính phủ. Chứng nhận này do ILX Group cấp và tập trung vào chỉ đạo, quản lý và phân phối các dự án trên tất cả các giai đoạn, tiền dự án, bắt đầu, bàn giao và nghiệm thu cuối.

Có hai hình thức: PRINCE2 Foundation và PRINCE2 Practice. Chứng chỉ Foundation là chứng chỉ đầu vào đơn giản kiểm tra thuật ngữ và phương pháp luận, trong khi chứng chỉ Practice kiểm tra các nhà quản lý dự án trình độ cao hơn (từ level PRINCE2 Foundation trở lên)

6. Chứng chỉ CPMP (CERTIFIED PROJECT MANAGEMENT PRACTITIONER)

Mục tiêu của khóa học CPMP là tăng thêm giá trị cho các nhà Quản lý dự án bằng cách phát triển kỹ năng quản lý, lãnh đạo và bổ sung kỹ thuật cần thiết để thực hiện thành công bất kỳ dự án nào, từ đơn giản đến phức tạp.

7. Associate in Project Management (Chuyên gia trong quản lý dự án)

Hiệp hội Quản lý chất lượng toàn cầu (GAQM) là một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp các chứng chỉ nghề nghiệp trong ngành CNTT. Các chứng chỉ quản lý dự án của GAQM yêu cầu nền tảng kiến ​​thức rộng và nhấn mạnh vào việc phân bổ nguồn lực hiệu quả, định hướng rõ ràng, có khả năng thích ứng để thay đổi, truyền thông hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức rủi ro tối thiểu. Chương trình APM dành cho những nhà Quản lý dự án mới bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực này.

8. MPM: Master Project Manager

Học viện Quản lý dự án Hoa Kỳ (AAPM) đã dựa trên tiêu chuẩn cấp “giấy phép hành nghề” cho các ngành nghề như phi công, kỹ sư, bác sỹ và luật sư để thiết kế chương trình Quản lý dự án của họ. AAPM tập trung vào các nhà quản lý dự án chuyên nghiệp, nhưng cũng bao gồm nhiệm vụ kinh doanh và quản lý kỹ thuật.

9. PPM: Chuyên gia Quản lý dự án

Đây là chứng chỉ dành cho Nhà quản lý dự án từ trình độ trung cấp đến có kinh nghiệm, có liên quan đến quản lý rủi ro và khủng hoảng. Chứng chỉ này do GAQM cung cấp. 

10. PMITS: Quản lý dự án trong bảo mật CNTT

Chứng chỉ PMITS đi sâu vào sự phức tạp của việc quản lý một dự án bảo mật CNTT. Chứng nhận giúp ứng viên củng cố các kỹ năng quản lý dự án hiện có, rèn giũa thêm kỹ năng triển khai và quản lý bảo mật CNTT trong tổ chức.

11. Certified Project Director (Chứng nhận Giám đốc dự án)

Chứng nhận Giám đốc Dự án của GAQM được thiết kế cho các nhà quản lý dự án có kinh nghiệm, những người tham gia chỉ đạo nhiều dự án và chương trình phức tạp. Chứng nhận tập trung vào việc quản lý, lập ngân sách và xác định phạm vi cho nhiều dự án, nhóm dự án; đánh giá và giảm thiểu rủi ro phụ thuộc lẫn nhau để thực hiện dự án thành công. CDP chỉ dành cho những người giàu kinh nghiệm quản lý dự án quan trọng.

12. Chứng nhận Quản lý dự án IAPM

Hiệp hội các nhà quản lý dự án quốc tế (IAPM) là một hiệp hội chuyên nghiệp và là tổ chức cung cấp chứng nhận toàn cầu tập trung vào nghề quản lý dự án. Mục đích của IAPM là nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thực tế trong quản lý dự án, tạo ra tiêu chuẩn và hướng dẫn cho các nhà Quản lý dự án mới bắt đầu sự nghiệp và cả những nhân lực chủ chốt giàu kinh nghiệm, đồng thời xem xét và phê duyệt năng lực quản lý dự án.

Nguồn: khaothiquocte