Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục (Business Continuity Planning - BCP) ứng phó rủi ro

Business continuity planning is a proactive business process that lets a company understand potential threats, vulnerabilities and weaknesses to its organization in times of crisis. The creation of a business continuity program ensures company leaders can react quickly and efficiently to business interruption.

Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục

Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục trong tiếng Anh được gọi là Business Continuity Planning - BCP.

Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục là quá trình tạo ra một hệ thống phòng ngừa và phục hồi hoạt động kinh doanh nếu một mối đe doạ tiềm tàng nào đó đối với công ty xảy ra.

Kế hoạch này nhằm đảm bảo nhân sự và tài sản được bảo vệ và có thể nhanh chóng hoạt động trở lại trong trường hợp thảm hoạ xảy ra.

Lập kế hoạch liên tục trong kinh doanh xuất hiện từ kế hoạch phục hồi sau thảm họa vào đầu những năm 1970. Khắc họa một cách tổng thể hơn về toàn bộ quy trình liên tục của doanh nghiệp. 

Tương tự trong bối cảnh Virus Corona hiện nay, hay còn được giới chuyên gia kinh tế nhận định là khủng hoảng Corona. Các công ty nhận ra rằng nếu không có một kế hoạch kinh doanh liên tục kỹ lưỡng, họ có thể mất khách hàng và lợi thế cạnh tranh của mình.

Kế hoạch BCP thường được hình thành trước và cần tới sự đầu tư từ các cổ đông và nhân sự chủ chốt.

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh liên tục

Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục bao gồm xác định tất cả các rủi ro có thể ảnh hưởng tới hoạt động của công ty, biến chúng trở thành một phần quan trọng trong chiến lược quản lý rủi ro của tổ chức. 

Có 3 khía cạnh chính của kế hoạch liên tục trong kinh doanh:

Tính sẵn sàng cao: Quy trình cũng như các biện pháp đưa ra trong kế hoạch kinh doanh liên tục cần đáp ứng tính sẵn sàng, ngay lập tức có thể triển khai.

Hoạt động liên tục: Bảo vệ khả năng duy trì mọi hoạt động trong thời gian gián đoạn, cũng như trong thời gian ngừng hoạt động theo kế hoạch.

Khôi phục sau thảm họa: Tổ chức các phương án để tái thiết nhanh chóng khi ảnh hưởng từ Covid-19 kết thúc. 

Các rủi ro có thể bao gồm: thảm hoạ thiên nhiên như cháy, lũ lụt hoặc các thảm hoạ liên quan tới thời tiết và tấn công mạng (Cyber-attacks). Khi các rủi ro đã được xác định, quy trình tiếp theo như sau:

  • Xác định các rủi ro này sẽ có tác động tới hoạt động kinh doanh như thế nào
  • Thực hiện các quy trình, biện pháp bảo vệ để giảm thiểu rủi ro
  • Thử nghiệm các quy trình bảo vệ để đảm bảo chúng có hiệu quả
  • Đánh giá lại quá trình để đảm bảo chúng được cập nhật phù hợp với tình hình hiện tại.

Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục là một hoạt động quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào. Các mối đe doạ và sự gián đoạn sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty do doanh thu bị mất đi, còn chi phí bị tăng cao. 


Mẫu quy trình lập kế hoạch kinh doanh liên tục – IBM

Các doanh nghiệp cũng không thể chỉ dựa vào bảo hiểm, bởi vì chúng không đảm bảo chi trả cho mọi chi phí cũng như việc mất khách hàng vào tay đối thủ.

Giải pháp CNTT vận hành BCP

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai hệ thống phần mềm nội bộ của mình để quản lý và vận hành các kế hoạch kinh doanh liên tục theo cơ chế "tự hành", với sự can thiệp ít nhất của con người. Liên hệ với chúng tôi để có trải nghiệm các giải pháp từ cơ bản đến nâng cao.

Các giao diện ứng dụng (phiên bản tiếng Anh):

Phân tích và đánh giá rủi ro:

Quản lý tổng thể các kế hoạch trong tổ chức: 
Rà soát các kế hoạch định kỳ:

Kết luận

  • Lập kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục là quá trình một công ty tạo ra một hệ thống phòng ngừa và phục hồi hoạt động kinh doanh khi các mối đe doạ tiềm ẩn như thiên tai hoặc tấn công mạng xảy ra.
  • Kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục được thiết kế để bảo vệ nhân sự, tài sản và đảm bảo họ có thể hoạt động trở lại nhanh chóng khi thảm hoạ xảy ra.
  • Các kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục nên được thử nghiệm trước để kịp thời xác định và sửa chữa những yếu điểm.

(Tài liệu tham khảo: Business Continuity Planning (BCP), Investopedia)