Kỷ luật và động lực, cái nào quan trọng hơn?

Kỷ luật và động lực, cái nào quan trọng hơn?

Chủ động nâng cao năng suất là một điều cần thiết mà mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm, thực hiện. Và việc áp dụng kỷ luật; truyền động lực là hai cách thức hiệu quả nhất để tăng năng suất. Tuy vậy, nhà quản lý sẽ đứng trước nhiều thách thức về tính cân bằng giữa hai hình thức giải pháp này.

Bản chất của 2 át chủ bài quan trọng: Kỷ luật – Động lực

Kỷ luật được tạo ra nhằm hướng đến sự ổn định toàn diện về quy chế và lối ứng xử chung trong công sở. Điều này góp phần tạo ra giá trị thực – một phần cốt lõi của văn hóa danh nghiệp. Nó cần có, thật sự cần có. Và tất nhiên, kỷ luật cần được hoàn thiện dựa trên các cơ sở pháp lý sẵn có.

Kỷ luật giúp thắt chặt và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, tạo cơ hội để mỗi nhân viên phát triển bản thân một cách toàn diện. Dù vậy, ky luật vẫn có những đặc tính riêng cần đảm bảo: Tính bắt buộc và tính hệ thống.
 

Dù nói gì kỷ luật vẫn là một trong những cách tốt nhất để duy trì hiệu quả công việc. Bởi lẽ, kỷ luật giúp nhân viên gia tăng sự tự tin, kiên nhẫn và dạy mỗi chúng ta cách vượt qua thất bại. 

Động lực là yếu tố cần thiết mà mọi tổ chức cần phải quan tâm

Động lực là yếu tố cần thiết mà mọi tổ chức cần phải quan tâm. Càng tạo nhiều động lực, bạn sẽ có cơ hội để thể hiện bản thân nhiều hơn. Đó cũng chính là cơ hội để bạn khám phá bản thân của mình.

Tại sao lại như thế? Đơn giản vì động lực làm kích thích khả năng học hỏi của con người. Đó là mấu chốt quan trọng tạo nên cá mong muốn chính đáng từ nhân viên – Tính thúc đẩy động lực từ nhà quản lý/chuyên gia nhân sự.

Liệu có sự chênh lệch giữa “bàn cân”?

Thực tế chỉ ra rằng: Động lực rất dễ bị thay đổi! 

Điều quan trọng là bạn cần nhận ra các yếu tố chi phối động lực. Đó là lý do tại sao có những khoảng sống, bạn cảm thấy như mình mất đi động lực.

Hoặc bạn có từng nghĩ, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chưa thật sự kiểm soát được động lực. Nó cứ như cách bạn điều tiết nguồn năng lượng từ các cảm xúc khác nhau vậy. Bạn có thể vui, buồn, giận, hơn và động lực cũng thế. Khi quy chiếu vào thực tế, đôi lúc bạn có nhiều động lực và ngược lại, sẽ có lúc bạn sẽ thật tuyệt vọng.

Kỷ luật vẫn đang được quan tâm nhiều hơn?

Còn về kỷ luật thì sao? Nó khác động lực một chút? Vì cần thời gian để luyện tập và phát triển. Kỷ luật gắn liền với việc tuân thủ. Do vậy, bạn cần lưu tâm đến nó trong một khoảng thời gian nhất định.

Nỗi đau của ký luật

Nói cách khác, kỷ luật của bản thân được tạo nên từ cơ sở thói quen thực hiện. Chúng ta không áp đặt mọi thứ luôn theo khuôn khổ. Trường hợp tự thân thực hiện (tức tính kỷ luật của bản thân) vẫn có những nó không là mẫu số chung Đó chính là lý do tại sao kỷ luật tiếp tục đẩy chúng ta về phía trước. Trong khi động lực đôi khi lại làm chúng ta muốn từ bỏ mọi thứ! 
 

Việc tạo động lực và kỷ luật đều quan trọng để thành công. Thế nhưng, trong quản trị nhân sự, có lẽ kỷ luật vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Vì nếu bạn trau dồi và rèn luyện cho nhân viên một cách đủ tốt, họ vẫn sẽ làm việc theo quy củ mỗi ngày. Tất nhiên, mọi thứ chỉ mang tính tương đối. Sự cân bằng vẫn luôn quan trọng để tạo nên sức mạnh thật sự của một tổ chức/doanh nghiệp. 

Kỷ luật & động lực – Sự kết hợp hoàn hảo

Mối tương quan giữa kỷ luật và động lực rất mạnh mẽ. Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo nhân sự có nắm bắt được chúng hay không. 

Trong một quỹ thời gian nhất định, các nhân viên sẽ rất cần kỷ luật để duy trì động lực. Về lâu dài, chính những thói quen nghiêm khắc sẽ giúp họ phát triển tốt hơn. Từ đó, nhân viên sẽ có cơ hội trải nghiệm, tiếp thu nhiều cái mới. Đồng thời, họ có nhiều động lực để khai phá tiềm năng của bản thân. Vì thế, động lực là thứ cần thiết để khởi động mọi thứ, giúp chúng ta sẵn sàng cho cuộc chơi chuyên nghiệp. Và kỷ luật là điều cần được duy trì để đảm bảo chúng ta đủ sức vượt qua các thách thức trên cuộc chơi chuyên môn ấy.

Làm thế nào để kết hợp hoàn hảo?

Để cho sự kết hợp này diễn ra hoàn hảo, một người quản lý cần ghi nhận và lắng nghe những phản hồi từ nhân viên của mình. Điều này giúp nhà lãnh đạo/quản lý hiểu được những mong muốn của nhân viên cả về 2 khía cạnh. Khi có những đóng góp, nhà quản lý sẽ biết cách điều chỉnh các nội quy về kỷ luật, biết cách tạo ra những lợi ích thiết thực đáp ứng nhu cầu về sự đồng hành và phát triển lâu dài của mỗi ứng viên.

Kỷ luật và động lực kết hợp sẽ giúp nhân viên cải thiện kỹ năng, vượt ra khỏi vùng an toàn để đảm nhiệm các vị trí vừa sức
Giao việc có kết hợp kỷ luật và động lực (Stretch Assignment): Kỷ luật và động lực kết hợp sẽ giúp nhân viên cải thiện kỹ năng, vượt ra khỏi vùng an toàn để đảm nhiệm các vị trí vừa sức. 

Hãy nhớ cân bằng mọi thứ! Áp dụng và phát huy tính triệt để từ hệ thống kỷ luật là một điều tốt. Song, vẫn phải quan tâm đến các hệ giá trị khác của nhân viên: phúc lợi, văn hóa doanh nghiệp, sự thăng tiến,…

Kỷ luật hay động lực?

Nếu một tổ chức mà thành công về mặt quản lý nhưng không tạo được động lực (truyền cảm hứng) thì doanh nghiệp ấy sớm muộn cũng sẽ nhanh chóng rơi vào bế tắc mà thôi.  

Lời kết

Mọi sự quan tâm nên được cụ thể hóa thành những hành động. Đó cũng chính là nhiệm vụ của mỗi nhà quản lý/lãnh đạo nhân sự. Hãy kết hợp tốt kỷ luật và động lực; đảm bảo tính công bằng để tạo ra tính ổn định, sự bền vững nhất cho tổ chức/doanh nghiệp của mình. Hy vọng bài viết đem lại những phân tích bổ ích cho bạn đọc. Đặc biệt là những cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực nhân sự. Hãy nhớ rằng, kỷ luật và động lực luôn có mối liên hệ đặc biệt. Và chúng ta cần làm là dành cho chúng một sự đầu tư đúng mực.

Nguồn: TopDev