Khi thương thảo, nếu có thể vận dụng nghệ thuật đàm phán hiệu quả sẽ đem về nhiều lợi ích lớn lao cho tổ chức. Muốn làm chủ cuộc chơi này, cá nhân cần nắm rõ các nguyên tắc cốt lõi.
Vậy nghệ thuật đàm phán quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? Có những nguyên tắc nào cần ghi nhớ để đàm phán hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.
Nghệ thuật đàm phán quan trọng đối với lãnh đạo ra sao?
-
Tạo mối quan hệ tốt đẹp
Nghệ thuật đàm phán hướng đến tư duy cùng thắng. Do đó, lãnh đạo giỏi đàm phán sẽ tạo ra không khí tốt đẹp trong nội bộ công ty. Khi thương thảo với đối tác, họ cũng đảm bảo mang lại lợi ích và làm hài lòng cả hai bên.
-
Gia tăng sự tự tin
Am hiểu nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh cũng giống như việc nắm rõ luật chơi. Nhà lãnh đạo bước vào quá trình thương lượng với một chiến lược có sẵn trong đầu. Thay vì lo lắng về đối tác, họ tự tin điều khiển cuộc đàm phán theo ý muốn của họ. Sự tự tin đó giúp những lời đề nghị hay từ chối của họ có sức năng hơn. Kết quả của cuộc thương thảo vì vậy cũng trở nên tốt đẹp.
-
Xây dựng sự tôn trọng
Nghệ thuật đàm phán giúp lãnh đạo nhận về sự tôn trọng nơi các nhân viên. Nguyên nhân vì họ tạo cho mọi người cảm giác được quan tâm, lắng nghe và giải quyết các khó khăn. Sự uy tín đó giúp họ quản lý đội ngũ hiệu quả và đưa doanh nghiệp phát triển.
5 nguyên tắc cốt lõi trong nghệ thuật đàm phán bất bại
Nguyên tắc 1: Hãy im lặng và lắng nghe
Lắng nghe có thể coi là một kỹ năng quan trọng nhưng lại bị xem nhẹ nhất trong nghệ thuật đàm phán. Rất nhiều người vì muốn trình bày về những lợi ích mình mang lại mà nói rất nhiều. Trái lại, những chuyên gia đàm phán thường đặt một câu hỏi thăm dò và sau đó lắng nghe. Cách tiếp cận này giúp họ phần nào hiểu được khó khăn, nguyện vọng của đối tác trong cuộc hẹn giữa 2 bên. Nhờ vậy, họ có thể đưa ra những lý lẽ thuyết phục nhất để làm hài lòng cả hai.
Một quy tắc trong giao tiếp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe đó là 70:30. Cụ thể, quá trình nghe nên chiếm 70% thời gian cuộc đối thoại. Trong khi đó, thời gian nói chỉ nên chiếm 30% thời gian. Đây chính là tỷ lệ tiêu chuẩn giúp các cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ hơn.
Nguyên tắc 2: Sẵn sàng từ bỏ thỏa thuận
Trong nghệ thuật đàm phán, đôi khi từ bỏ lại mang đến lợi thế về với công ty mình. Sẽ có lúc phía đối tác đưa ra lời đề nghị thiếu thực tế. Nếu ta xuôi theo, ta sẽ trở thành kẻ thất bại trong cuộc thương thảo này. Những nhà đàm phán đỉnh cao luôn sẵn sàng bỏ đi khi thỏa thuận không phù hợp với họ. Sự kiên định đó tạo cho họ một cái uy nhất định khiến đối thủ phải nhượng bộ.
Nguyên tắc 3: Nỗi sợ mất mát
Nắm bắt nỗi sợ là một chiến lược phổ biến trong nghệ thuật đàm phán đỉnh cao. Nỗi sợ mất mát là động lực chính trong quá trình ra quyết định của con người. Trong cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm” của Daniel Kahneman có đề cập về việc: “Mọi người có xu hướng chịu rủi ro để tránh thua lỗ hơn là đạt lợi nhuận.”
Điều này có nghĩa dù những lợi ích ta mang lại cho đối tác trông rất hấp dẫn. Tuy nhiên, những điều đó không thuyết phục họ so với việc ta đánh vào nỗi sợ, những rủi ro họ có thể gặp phải trong tương lai.
Nguyên tắc 4: Không chấp nhận lời đề nghị đầu tiên
Mức thỏa thuận đầu tiên đưa ra thường vượt trên giá trị hiện có của bên đề nghị. Họ cũng sẵn sàng thương thảo để tiến tới mức giá phù hợp cho cả hai sau đó. Vì vậy, hãy đừng chấp nhận ngay khi đối tác đưa ra lời đề nghị trước. Dù đó là mức giá phù hợp với công ty, ta sẽ có thể đạt được thỏa thuận tốt hơn như thế.
Nguyên tắc 5: Ấn tượng cuối cùng
Còn được gọi với cái tên “Nguyên tắc Oprah” vì được lấy cảm hứng từ Oprah Winfrey. Cô là một tỷ phú và là một trong những người dẫn chương trình thành công nhất nước Mỹ. Một điều mà cô rút ra trong các cuộc trò chuyện, mọi người sẽ không nhớ mọi chi tiết mà chỉ nhớ khoảnh khắc căng thẳng nhất và kết thúc của nó. Khi giao dịch, cô muốn đối tác cảm thấy được tôn trọng và đối xử tốt, đặc biệt vào thời điểm cuối. Điều đó giúp cô tạo ấn tượng lâu dài với đối tác.
Khi đàm phán trong kinh doanh, hãy nói một lời tích cực ở phần cuối. Ví dụ như “Hy vọng chúng ta có thể hợp tác lâu dài và kết quả này sẽ mang đến lợi ích cho cả hai".