Bài tìm hiểu này sẽ trình bày về việc quản lý chất lượng phần mềm mà bất kỳ công ty tổ chức nào muốn phát triển thì cũng quan tâm và cần đạt được chẳng hạn như quy trình quản lý phần mềm CMM. Chúng ta cũng tìm hiểu xem quy trình quản lý của CMM như thế nào, lợi ích của CMM là gì nhé.
1. Chất lượng phần mềm
Chất lượng phần mềm là một khái niệm phức tạp, nó không thể so sánh một cách trực tiếp với chất lượng trong sản xuất.
Quản lý chất lượng phần mềm cho các hệ thống lớn có thể được chia vào 3 hoạt động chính:
- Sự đảm bảo chất lượng: thiết lập của một khung của tổ chức các thủ tục và các chuẩn để hướng đến sản phẩm chất lượng cao.
- Lập kế hoạch chất lượng: chọn lựa các thủ tục và các chuẩn thích hợp từ khung này, được sửa chữa cho các dự án phần mềm riêng biệt.
- Kiểm soát chất lượng: Định nghĩa và đưa ra các quá trình để đảm bảo rằng đội phát triển phần mềm phải tuân theo các thủ tục và các chuẩn chất lượng dự án.
Quá trình quản lý chất lượng kiểm tra mức độ thực hiện dự án để đảm bảo rằng chúng phù hợp với các chuẩn và mục tiêu của tổ chức.
Quản lý quá trình chất lượng bao gồm:
- Định nghĩa các chuẩn quá trình: bằng cách nào, khi nào những rà soát được chỉ đạo.
- Giám sát quá trình phát triển để đảm bảo các chuẩn được tuân theo.
- Báo cáo quá trình phần mềm đến quản lý dự án và người mua phần mềm.
2. Đảm bảo, lập kế hoạch và kiểm soát chất lượng
Đảm bảo chất lượng: như là một phần của quá trình đảm bảo chất lượng, bạn có thể chọn lựa hoặc tạo ra các công cụ và các phương pháp để phục vụ cho các chuẩn này. Chuẩn có thể được áp dụng:
- Các chuẩn sản phẩm: áp dụng cho phần mềm phát triển. Chúng bao gồm định nghĩa đặc tả và các chuẩn mã để định rõ làm cách nào ngôn ngữ lập trình có thể được sử dụng.
- Các chuẩn quá trình: Chuẩn này định ra quá trình nên được tuân theo trong quá trình phát triển phần mềm.
Kế hoạch chất lượng: là quá trình của sự phát triển một lế hoạch chất lượng cho một dự án, chẳng hạn một bản kế hoạch trong cuốn sách kinh điển về quản lý phần mềm bao gồm:
Kế hoạch phải bao gồm việc định rõ quá trình đánh giá chất lượng. Điều này nên là một cách chuẩn của việc đánh giá một số chất lượng, như khả năng bảo trì hay tính bền vững được hiện diện trong sản phẩm.
Kiểm soát chất lượng: bao gồm việc kiểm tra quá trình phát triển phần mềm để đảm bảo rằng các thủ tục và các chuẩn đảm bảo chất lượng được tuân theo.
Có 2 cách tiếp cần bổ sung cho nhau:
- Rà soát lại chất lượng nơi mà phần mềm, tài liệu của nó và các quá trình đã sử dụng để tạo ra mà phần mềm được rà soát bởi 1 nhóm người.
- Đánh giá phần mềm tự động là nơi phần mềm và các tài liệu được sẽ được tạo ra xử lý bởi một số chương trình và được so sánh với các chuẩn áp dụng cho dự án phát triển riêng biệt.
Rà soát chất lượng
3. CMM
CMM là chuẩn quản lý quy trình chất lượng của các sản phẩm phần mềm được áp dụng cho từng loại hình công ty khác nhau. Nói cách khác đây là phương pháp phát triển hay sản xuất ra các sản phẩm phần mềm.
CMM là một bộ khung những chuẩn đề ra cho một tiến trình sản xuất phần mềm hiệu quả, mà nếu các tổ chức áp dụng nó sẽ mang lại sự khả dụng vầ mặt chi phí, thời gian, chức năng và chất lượng.
Cấu trúc của CMM
Các level của CMM: bao gồm 5 levels
- Initial
- Repeatable
- Defined
- Managed
- Optimising
Level 1:
Bước khởi đầu của CMM, mọi doanh nghiệp, công ty phần mềm, nhóm, cá nhân đều có thể đạt được. Ở level này CMM chưa yêu cầu bất kỳ tính năng nào.
Đặc điểm:
- Hành chính: các hoạt động của lực lượng lao động được quan tâm hàng đầu nhưng được thực hiện 1 cách vội vã hấp tấp.
- Không thống nhất: Đào tạo quản lý nhân lực nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân.
- Người quản lý mong bộ phận nhân sự điều hành và kiểm soát các hoạt động của lực lượng lao động.
- Doanh số thường xuyên thay đổi: Nhân viên không trung thành với tổ chức.
Level 2:
- Mục tiêu: các hoạt động và những đề xuất của một dự án phần mềm phải được lên kế hoawchj và viết tài liệu đầy đủ.
- Đề xuất: Dự án phải tuân thủ theo các qui tắc của tổ chức khi hoạch định.
- Khả năng: Việc thực hiện lập kế hoạch cho dự án phần mềm phải là bước thực hiện từ rất sớm khi dự án bắt đầu.
- Đo lường: Sự đo lường luôn được thực thi và sử dụng, chúng ta luôn có thể xác định và kiểm soát được tình trạng các hoạt động của dự án
- Kiểm chứng: Các hoạt động khi lập kế hoạch dự án phải được reviewed của cấp senior
Level 3:
Nhằm vào 2 vấn đề về dự án và tổ chức: Các quá trình quản lý và sản xuất phần mềm hiệu quả qua tất cả các dự án.
Để đạt được level 3 thì người quản lý phải cải tiến môi trường làm việc sao cho đạt được yếu tố:
- Văn hóa cá thể
- Công việc dựa vào lỹ năng
- Phát triển sự nghiệp
- Hoạch định nhân sự
- Phân tích kiến thức và kỹ năng
Level 4:
Tập trung thiết lập hiểu biết định lượng của cả quá trình sản xuất phần mềm đã và đang được xây dựng. Lực lượng lao động làm việc theo đội, nhóm được quản lý và đáp ứng:
- Chuẩn hóa thành tích trong tổ chức
- Quản lý năng lực tổ chức
- Công việc dựa vào cách làm việc theo nhóm
- Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp
- Cố vấn
Để đạt được level 4 thì phải đo lường và chuẩn hóa. Đo lường hiệu quả đáp ứng công việc, chuẩn hóa phát triển các kỹ năng, năng lực cốt lõi.
Level 5:
Level này nhắm tới các vấn đề mà cả tổ chức và dự án phải nhắm tới để hoàn thiện quá trình sản xuất. Để đạt được level 5 thì doanh nghiệp đó phải liên tục cải tiến hoạt động tổ chức tìm kiếm các phương pháp đổi mới để nâng cao năng lực làm việc của lực lượng lao động trong tổ chức, hỗ trợ các nhân phát triển sở trường chuyên môn.
5. Lợi ích của CMM đem lại cho doanh nghiệp
Ý nghĩa của việc áp dụng những nguyên tắc:
- Quản lý chất lượng tổng thể.
- Quản lý nguồn nhân lực.
- Phát triển tổ chức.
- Tính cộng đồng.
- Phạm vi ảnh hưởng rộng: từ các nghành công nghiệp đến chính phủ.
- Hoàn toàn có thể xem xét và mở rộng tầm ảnh hưởng với bên ngoài.
- Chương trình làm việc nhằm cải tiến, nâng cao hoạt động của đội ngũ lao động.
- Đánh giá nội bộ.
- Các hoạt động của đội ngũ lao động được cải tiến.
- Các chương trình nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công việc luôn được tổ chức.
Mục tiêu chiến lược
- Cải tiến năng lực của các tổ chức phần mềm bằng cách nâng cao kiến thức và kỹ năng của lực lượng lao động.
- Đảm bảo rằng năng lực phát triển phần mềm là thuộc tính của tổ chức không phải của một vài cá thể.
- Hướng các động lực của cá nhân với mục tiêu tổ chức.
- Duy trì tài sản con người, duy trì nguồn nhân lực chủ chốt trong tổ chức.
Lợi ích CMM mang lại cho Doanh nghiệp gói gọn trong 4 từ: Attract, Develop, Motivate và Organize.
Lợi ích CMM mang lại cho người lao động:
- Môi trường làm việc, văn hóa làm việc tốt hơn.
- Vạch rõ vai trò và trách nhiệm của từng vị trí công việc.
- Đánh giá đúng năng lực, công nhận thành tích.
- Chiến lược, chính sách đãi ngộ luôn được quan tâm.
- Có cơ hội thăng tiến.
- Liên tục phát triển các kỹ năng cốt yếu.
Nguồn: viblo
Tham khảo http://slideplayer.com/slide/5349941/