Óc quan sát là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát trong công việc

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát không phục vụ cho riêng một công việc cụ thể nào mà nó cần thiết cho mọi lĩnh vực. Quan sát là một trong những kỹ năng mềm cần được chú trọng để tinh tế hơn, thành đạt hơn.

Quan sát giúp ta nhận ra vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó có những ý tưởng, cách giải quyết phù hợp. Nhờ quan sát những cử chỉ, biểu hiện và hành động, ta có thể thấu hiểu đối phương. Kỹ năng quan sát trong giao tiếp giúp ta biết khi nào nên nói và nói những gì. Nếu nói chuyện với một người đang ủ rũ, buồn sầu, nếu không quan sát, ta cứ mải thao thao bất tuyệt về mình thì câu chuyện sẽ đi đến đâu? Nếu một người đang stress, mệt mỏi cần nghỉ ngơi mà ta cứ nói nhiều thì sẽ thế nào?

Quan sát giúp ta hiểu tình cảnh, biết tiết chế lời nói, hành động của chính mình. Một người biết quan sát thường sẽ biết cách thấu hiểu và chia sẻ. Khi giao tiếp với một người biết quan sát, đối phương cũng cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng.

Thí dụ về kỹ năng quan sát khách hàng

Khi bán hàng, nhân viên tư vấn không chỉ nói để thuyết phục khách mà còn phải biết quan sát. Nếu thấy khách tỏ vẻ thích thú thì việc tiếp tục thuyết phục sẽ rất dễ thành công. Trong khi đó, nếu thấy khách tỏ vẻ không thích, muốn đi chỗ khác thì nên biết dừng lại. Việc tiếp tục nói sẽ không hiệu quả, thậm chí còn có thể bị khách hàng đánh giá, phàn nàn.

Hoặc khi bạn thấy khách hàng nhìn ngắm sản phẩm, tỏ vẻ phân vân không biết có nên mua hay không. Lúc này, nếu biết quan sát, bạn có thể ra hỗ trợ tư vấn thêm cho khách hàng. Khách hàng sẽ dễ dàng ra quyết định và sẽ đánh giá cao về chất lượng phục vụ.

8  phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát trong công việc

1. Cởi mở

Trước khi quan sát một vấn đề nào đó bạn cần có tinh thần cởi mở, hãy có niềm tin tích cự rằng luôn có nhiều điều mà chúng ta sẽ học được từ mọi người và thế giới xung quanh. Khi quan sát bằng niềm tin bạn sẽ dễ dàng có được những kết quả như mong muốn. Ngược lại việc bạn thiếu niềm tin vào sự việc đó cũng khiến việc quan sát của bạn không đạt được kết quả khả quan.

Sự cởi mở cũng sẽ khiến bạn có cái nhìn rộng hơn. Nó sẽ khiến bạn có cái nhìn bao quát, từ nhiều khía cạnh từ đó có thể đưa ra các nhận định một cách chính xác hơn. Hãy chủ động đón nhận nhiều điều từ nhiều phía để có sự quan sát chính xác.

2. Có mục đích

Với tinh thần cởi mở bạn đang chuẩn bị cho việc học hỏi được nhiều kiến thức mới từ vấn đề. Nhưng bạn cũng cần học hỏi một cách có chủ ý biết mục tiêu trong việc quan sát của mình là gì? Ví dụ bạn là nhân viên văn phòng làm về kế toán thì bạn cần quan sát và học hỏi gì từ những điều xung quanh và những điều cần tránh để mặc sai lầm khi làm việc ở lĩnh vực này. Nếu bạn có mục đích rõ ràng trong quá trình quan sát bạn sẽ tập trung hơn và ý thức hơn từ đó nâng cao cơ hội tìm ra những thông tin hữu ích cho bản thân mình.

3. Phát Triển Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện

Khả năng tư duy phản biện là trọng tâm của việc quan sát. Khả năng đặt câu hỏi, lập luận và phân tích những điều bạn quan sát có thể làm nên hoặc phá hỏng thành quả từ quá trình quan sát của bạn.

Tư duy phản biện là một kỹ năng và có rất nhiều công cụ và kỹ thuật khác nhau mà bạn có thể áp dụng để phát triển nó.

4. Để ý đến các chi tiết nhỏ

Những vấn đề lớn được xây dựng từ những chi tiết nhỏ nhất, bởi vậy trong quá trình quan sát một việc hay sự vật nào đó bạn không nên bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất. Thói quen quan sát những chi tiết nhỏ là tiền đề để bạn trở thành một người quan sát tốt. 


Ảnh minh họa: Hãy trân trọng những việc nhỏ trong cuộc sống, bởi vì một ngày nào đó bạn nhìn lại và sẽ nhận ra chúng là những thứ lớn lao

Tại nhiều nơi làm việc, nhiều người ít khi để ý đến những chi tiết nhỏ, nhưng bạn có biết những chi tiết nhỏ này nó là kết nối các chi tiết này với sự kiện hoặc con người giúp chúng ta có được suy luận chính xác. Hãy để ý nhiều hơn đến các chi tiết nhỏ và bạn sẽ thấy sự khác biệt trong chất lượng công việc của bạn.

5. Sống chậm lại, quan sát nhiều hơn

Một cách cực kỳ đơn giản nữa để rèn luyện quan sát tốt hơn chính là sống chậm lại, để ý xung quanh nhiều hơn. Cuộc sống vội vã, người sống hối hả, bỏ qua biết bao điều. Hãy bắt đầu bằng những việc thật đơn giản như chụp những bức ảnh đường phố, nhìn ngắm thiên nhiên,…

Quan sát cần sự chậm rãi nếu bạn luôn trong tình trạng vội vã hấp tấp thì sẽ không đạt được hiệu quả. Để quan sát tốt bạn bạn cần dừng lại, nhìn, lắng nghe và sẵn sàng đối diện với những điều xung quanh. Không có sự tĩnh lặng, phần lớn sức mạnh của sự quan sát sẽ biết mất. Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin bởi chỉ lướt qua bề mặt của các sự vật, sự việc mà bạn quan sát.

6. Đa giác quan

Để quan sát được mọi thức bạn cần sử dụng tất cả các giác quan như đôi mắt, tai, trái tim vào những gì bạn muốn biết, có khi bạn cần đến cái mũi và cái chạm tay mới biết được vấn đề. Quan sát là một bài tập sử dụng đa giác quan, không chỉ phải nghe những gì người khác nói mà còn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ từ ánh mắt, cử chỉ, giọng điệu. Hãy quan sát toàn diện và sử dụng tất cả giác quan, điều này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề, hoặc tình huống trải nghiệm.

7. Không phán xét

Việc phán xét sẽ khiến bạn mang có cái nhìn không bao quát và định kiến về vấn đề. Dẫn đến việc đánh giá thông tin dễ bị phiến diện. Đừng đưa ra các cảm xúc cá nhân trong khi quan sát bởi điều đó sẽ tạo ra sự thiên vị. 

Khi cảm xúc cá nhân hoặc định kiến bị kéo vào, bạn sẽ không còn nhìn thấy những gì đang diễn ra mà bạn chỉ thấy các sự việc, sự vật bị bóp méo theo nhận thức của bạn. Một người quan sát tốt sẽ bỏ qua cảm xúc cá nhân và nhìn mọi thứ theo cách chúng đang diễn ra.

Kỹ năng quan sát cũng như bất cứ kỹ năng nào khác đều cần luyện tập để có kết quả tốt. Thông qua việc thực hành thường xuyên, bạn có thể rèn luyện não bộ và biến việc quan sát thành thói quen.

8. Loại bỏ các yếu tố gây phiền nhiễu

Trong quá trình quan sát bạn nên loại bỏ những yếu tố gây phiền nhiễu đến quá trình quan sát của bạn. Một nghiên cứu cho rằng phải mất 15 phút để lấy lại sự tập trung sau khi bị quấy nhiễu. Vì vậy bạn hãy rèn luyện sự tập trung khi quan sát bằng việc bỏ ngoài tai những lời nói, công việc không liên quan để có thể quan sát và tiếp nhận những thông tin tốt nhất. 

Thật khó để có thể quan sát khi bạn luôn trong tình trạng vội vã. Để quan sát tốt đòi hỏi bạn phải dừng lại, nhìn, lắng nghe và sẵn sàng đối mặt những trải nghiệm xung quanh. Không có sự tĩnh lặng, phần lớn sức mạnh của sự quan sát sẽ biết mất. Bạn sẽ bỏ lỡ nhiều thông tin bởi chỉ lướt qua bề mặt của các sự vật, sự việc mà bạn quan sát.

Kết Luận

Quan sát là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có phân tích. Quan sát hướng đến và phục vụ cho mục đích, chủ ý rõ ràng. Nếu không sử dụng óc quan sát, chúng ta chỉ nhìn thấy mọi thứ xung quanh mình hàng ngày một cách ngẫu nhiên. Người có Óc quan sát là người biết quan sát và thực hiện tốt công việc được giao

Để cải thiện cách bạn quan sát con người, địa điểm, sự kiện và sự việc xảy ra xung quanh, bạn hãy bắt đầu từ việc hiểu rõ đối tượng quan sát, quan sát chậm lại, loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung và thử những điều mới. Hãy mài giũa tư duy của bạn bằng các trò chơi mang tính thách đố, kiểm tra trí nhớ, viết hoặc vẽ ra những gì bạn quan sát được và nâng tầm kỹ năng tư duy phản biện của mình.

 

Category