Hiệu ứng Halo effect trong quản lý nhóm dự án

Hiệu ứng Halo effect trong quản lý nhóm dự án

Halo effect là hiện tượng tâm lý được phát kiến bởi nhà tâm lý học Edward Lee Thorndike vào năm 1920. Theo cha đẻ của xu hướng nhận thức này, Edward đã chỉ ra rằng, một số yếu tố bao gồm sắc đẹp, độ nổi tiếng, tiềm lực tài chính… có sức mạnh lớn trong việc gây ra những thay đổi về nhận thực của con người về mọi vật, sự kiện xung quanh, tạo ra những nhận định “cảm tính”, những phán đoán sai lầm về sự vật. Do đó, ngoài tên gốc là “hiệu ứng lan tỏa” hay hiệu ứng hào quang” Halo Effect trong tiếng Anh được có một tên khác là Halo Error. Tên gọi này, nhằm nhấn mạnh vào khả năng tạo ra những sai lầm có thể mắc phải trong nhìn nhận sự vật hiện tượng dựa trên những suy nghĩ chủ quan và ấn tượng tốt đẹp ban đầu về sự việc, tình huống xung quanh. 

Xu hướng nhận thức

Thuật ngữ "hào quang" được sử dụng tương tự với khái niệm hào quang trong tôn giáo: một vòng tròn phát sáng giống như vương miện trên đầu các vị thánh trong nhiều bức tranh thời trung cổ và Phục hưng, biểu thị vị thánh nhân nằm dưới ánh sáng của thiên đường. Người quan sát có thể bị đánh giá quá cao giá trị của quan sát bởi sự hiện diện của một chất lượng làm tăng thêm ánh sáng trên toàn bộ như một vầng hào quang. Nói cách khác, người quan sát có xu hướng bẻ cong phán đoán của họ theo một đặc điểm bằng sáng chế của người đó ("hào quang") hoặc một vài đặc điểm của anh ta, khái quát theo phán đoán của nhân vật đó (ví dụ, trong trường hợp hagiologic mang nghĩa đen là "Hoàn toàn tốt và xứng đáng").

Hiệu ứng này hoạt động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực (và do đó đôi khi được gọi là thiên kiến hiệu ứng sừng và hào quang). Nếu người quan sát thích một khía cạnh của một cái gì đó, họ sẽ có khuynh hướng tích cực đối với mọi thứ về nó. Nếu người quan sát không thích một khía cạnh của một cái gì đó, họ sẽ có khuynh hướng tiêu cực đối với mọi thứ về nó.

Xem thêm: Hiệu ứng Sừng (Horn Efffect) là gì? Áp dụng trong quản trị nhân sự như thế nào?

Hiệu ứng Halo trong cuộc sống hàng ngày

“Yêu nhau yêu cả đường đi/Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Đây chính là minh chứng sống cho việc hiệu ứng lan toả vẫn luôn hiện diện trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

Nếu như bạn yêu hoặc có ấn tượng tốt đẹp với một ai đó, bạn sẽ mặc định những điều họ làm là tốt, những người xung quanh họ cũng là người tốt. Còn khi bạn ghét hoặc có ấn tượng xấu với người đó, bạn sẽ nhìn người đó dưới một góc độ tiêu cực hơn, cảm thấy họ làm gì cũng không đúng, không vừa mắt, cảm thấy những thứ xung quanh họ đều xấu.

Hay trong một nhóm bạn của bạn, có một người chăm chỉ và học giỏi, ba mẹ bạn sẽ rất an tâm khi cho phép bạn đi ra ngoài cùng người bạn đó. Vì bố mẹ bạn nghĩ người đó tốt, đi theo họ bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải mà không phải lo lắng bạn sẽ trở nên sa đoạ hơn.

Vì vậy, hiệu ứng lan toả rất quan trọng, nó hình thành nên hình ảnh của bạn trong mắt gia đình và xã hội, làm tăng uy tín của bạn trong đời sống và công việc.

Hiệu ứng Halo trong Marketing

Sản phẩm của bạn tốt thì sẽ được phản ứng tích cực từ người tiêu dùng. Khi đó khách hàng sẽ có được sự tín nhiệm với sản phẩm và thương hiệu của bạn để giới thiệu cho bạn bè và người thân.

Từ đó, niềm tin về sản phẩm và thương hiệu của bạn sẽ được nâng cao và lan toả rộng rãi trong cộng đồng. Về sau, khi bạn cho ra đời thêm các sản phẩm khác, khách hàng vẫn sẽ tin dùng các sản phẩm của bạn vì trải nghiệm đến từ sản phẩm đầu tiên của bạn.

“Dựa hơi” của các thương hiệu nổi tiếng để PR và phát triển 

Đây là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống chúng ta đã và đang gặp, biểu hiện bởi sự nổi lên hoặc ra đời sau sự thành công của một nhãn hàng nào đó kéo theo sự lên đời của hàng loạt những sản phẩm ăn theo. Sự hiền hòa của thị trường kinh doanh bán lẻ trên mạng trước khi Wal-mart xuất hiện dù đã có Co-op mart, Big C, Metro...vẫn rất hiền hòa. Sự lên ngôi của starbuck vào Việt Nam và độ hot của nó đã kéo thị trường cafe dậy sóng và trở thành một trong những thương hiệu có doanh thu khủng cạnh và giá cao nhất ( đến mức ông chủ Trung Nguyên còn chê).

Nó còn tạo sự nổi cho một số thương hiệu khác về cà phê như Phúc Long coffee, Aha coffee, Coffee House..biểu hiện là hàng trăm cơ sở xuất hiện tại mọi ngóc ngách từ thành phố đến những vùng nông thôn đang bị ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng đô thị hóa. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn là Fan trung thành của Starbuck, bạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi ngạc nhiên khi tìm hiểu về lịch sử “bị hắt hủi” của nó tại quê hương Mỹ như món đồ uống giá rẻ chưa đến 3 đô la hay có thời điểm được bày bán tại các vỉa hè. Vậy điều gì là nguyên nhân tạo nên độ “viral” của thương hiệu này? Các chiến dịch Marketing đình đám và sự nổi danh của Starbuck làm nền để các thương hiệu khác lên ngôi. Sự phát triển này chính là nhờ thứ mà mọi người vẫn đồn thổi nhau : Halo effect. 

Hiệu ứng Halo trong quản lý dự án

Hiệu ứng Halo có thể gây ra sai lầm thường gặp khi dùng người. Ví dụ: vì anh rất giỏi kỹ thuật nên tôi đưa anh lên làm quản lý. Những chuyên gia kỹ thuật chưa chắc đã giỏi quản lý, hoặc họ có khả năng quản trị nhưng không học qua trường lớp đào tạo sẽ gặp nhiều khó khăn khi được giao trọng trách quản lý một team lớn, hoặc có trách nhiệm giám sát tiến độ dự án, điều chỉnh các quy trình phát triển dự án...

Có nhiều trường hợp người quản lý khi tuyển dụng chỉ chọn những người "hợp" tính cách với mình, hoặc có các kỹ năng giống như mình, thậm chí tuyển người để tạo "ê kíp" và tệ hơn nữa là hình thành "phe cánh" nhằm trấn áp đối phương trong nội bộ công ty. Tình huống này xảy ra ở khá nhiều các doanh nghiệp thiếu quy trình quản trị nhân sự chuyên nghiệp, thiếu quy trình đánh giá và phản hồi (thí dụ feedback 360) dẫn đến nhiều vấn đề "thiên kiến" trong lựa chọn người tài.

Hiệu ứng Halo trong khởi nghiệp

Lời nói của một tỷ phú thường dễ dàng thuyết phục người dùng hơn những người đang có ý định khởi nghiệp, một quảng cáo có sự tham dự của một diễn viên nổi tiếng có nhiều Fan sẽ thu hút người xem và bán ra thị trường với giá cao nhưng vẫn cháy hàng...dù có thể lĩnh vực mà cô ấy làm chả liên quan gì đến sản phẩm cô ấy đóng quảng cáo. Thực tế, thời kỳ bùng nổ các loại hình truyền thông, sự phủ sóng mọi lúc mọi nơi của các loại hình giải trí và mạng xã hội, nhu cầu mở rộng, lan tỏa thương hiệu để cạnh tranh...Halo effect đang được nhiều tên tuổi lớn ứng dụng mạnh mẽ, đặc biệt, trong hoạt động, những chiến dịch PR, tiếp thị, quảng bá hình ảnh, chất lượng doanh nghiệp. Vậy Halo effect có tác động như thế nào đến chính sách đẩy mạnh thương hiệu doanh nghiệp? 

Hiệu ứng Halo sẽ dẫn dắt bạn đi theo con đường của thần tượng. Bạn có thể trở thành "truyền nhân" của thần tượng, hoặc bạn có thể nhận ra sai lầm khi không cùng điểm xuất phát với thần tượng.
Hiệu ứng Halo sẽ dẫn dắt bạn đi theo con đường của thần tượng. Bạn có thể trở thành "truyền nhân" của thần tượng, hoặc bạn có thể nhận ra sai lầm khi không cùng điểm xuất phát với thần tượng.

Hiệu ứng Halo trong các mối quan hệ sếp và nhân viên

Phát minh của edward và những trạng thái tâm lý con người vào những năm 20 của thế kỷ XX của ông có thể giúp Apple xây dựng thành công thương hiệu nổi bật, giúp Starbuck vươn ra thị trường nước ngoài với tổng doanh đỉnh nhất thị trường Cà phê toàn cầu và giúp nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn nhờ cậy "đàn anh có tiếng" đi trước để làm ăn, song đó không là tất cả những gì Halo effect mang lại cho doanh nghiệp. Đặc biệt, với những đấng lãnh đạo, nếu không cẩn thận để Halo Effect chi phối, sếp có thể mất đi những nhân viên xuất sắc. Vì sao vậy?

Sẽ không sai nếu chúng ta gọi Halo effect là một loại thiên vị về nhận thức, trong đó những ấn tượng tổng thể của bản thân chúng ta về một sự vật, cá nhân sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận để đánh giá người đó. Và trong môi trường làm việc, sự thiên vị, không công bằng khi đánh giá nhân viên bởi sự ngự trị của Halo effect đang cực kỳ phổ biến. 

Một nhân viên mới sẽ năng động, nhiệt tình, tích cực đóng góp ý kiến phát triển công ty ban đầu có thể lọt vào mắt xanh của sếp và hiệu ứng hào quang sẽ nói với sếp rằng, hiệu quả làm việc của nhân viên này hơn hẳn với những nhân viên khác. Một ví dụ khác, như đã nói, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, một dự án thiết kế được đánh giá cao từ đầu, bạn sẽ nhận tín nhiệm của sếp hơn những người khác dù cho những lần sau, đồng nghiệp có thể làm tốt hơn cả dự án cũ của bạn. Ở thế ngược lại, bạn làm việc tốt song vài lần nhắc nhở vì vài lỗi chính tả...thì lần sau, nếu bạn đã cải thiện hết sức có thể, song nếu là một người không cực kỳ tinh ý, sếp sẽ luôn lấy những lỗi đã phạm từ những lần đầu tiên làm “tiêu chí để đánh giá về thái độ làm việc hay chuyên môn của bạn. Điều này, đôi khi là tốt nếu những áp lực từ phía sếp có thể giúp bạn vươn lên và chứng minh khả năng của bản thân. Nhưng mặt trái của nó, sẽ chóng làm bạn bị mệt mỏi và không còn tha thiết với công việc và sớm từ bỏ đặc biệt, đối với một số nhân viên tiến bộ nhờ rút kinh nghiệm qua những thất bại hay những người có tố chất nhưng chưa phát huy đúng năng lực vào thời điểm sếp mong muốn, Halo effect có thể là gánh nặng bị đánh giá không chuẩn. 

Cựu “thủ lĩnh” Apple Steve Jobs từng mắc sai lầm năm 28 tuổi khi chiêu mộ John Sculley, khi ấy là chủ tịch của Pepsi về làm thành viên của hội đồng quản trị vì phần vì ái mộ những tài năm của John, đồng thời cho rằng hai người quá hợp tính nhau qua những cuộc nói chuyện ban đầu. Và kết quả thì bạn biết rồi đấy, chỉ 2 năm sau, chính Jobs bị người bạn “tâm giao” mong muốn thay đổi thế giới “đá” ra khỏi Apple không thương xót. Thất bại nhớ đời của Jobs luôn làm người ta, đặc biệt những doanh nhân hiện nay để dè chừng.

Thế nhưng thực chất, nguyên nhân lớn nhất để dẫn đến sai lầm của Jobs không phải sự thiếu suy nghĩ, cân nhắc mà ở trạng thái tâm lý mà Jobs gặp phải - Halo effect. Để giảm bớt những tác dụng phụ tiêu cực, dù bạn là ai, trước khi đưa quyết định hãy cân nhắc thật kỹ về cả mặt “trái tim” và “lý trí