CMS là gì? CMS hoạt động như thế nào?

CMS là thuật ngữ thường gặp cũng như là một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý trang Web. Hãy cùng bài viết tìm hiểu CMS là gì? Cách thức hoạt động và vai trò của CMS nhé!

1. CMS là gì?

CMS (Content Management System) là hệ quản trị nội dung của một trang Web. Có nhiệm vụ kiểm soát, điều khiển các hoạt động liên quan đến nội dung, thông tin của trang Web đó. Nội dung trên Web bao gồm hình ảnh, tin tức, video,... Những thông tin thuộc về trang Web. Đối với một số trình CMS nâng cao, những thao tác phức tạp như giao diện, danh mục của trang Web đều có thể được tuỳ biến theo người dùng.


CMS giúp người dùng quản lý nội dung trang Web dễ hơn

2. Cách thức hoạt động của CMS

Khi xây dựng Web , ta có 2 quá trình tổng cần làm là front-end và back-end, được xây dựng từ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Về lý thuyết, để chỉnh sửa trên trang Web ta cần làm việc với những dòng code của trang Web đó.

Với CMS, người dùng không cần phải chỉnh sửa trực tiếp những dòng code nữa. Bằng khả năng chỉnh sửa trang Web trực quan, hệ thống quản lý giao diện hiện trực tiếp trên máy tính, người dùng sẽ được trang bị những công cụ chỉnh sửa trực tiếp, để viết bài, đăng hình ảnh, thông tin lên trang Web. Ngoài ra, CMS không cần trực tiếp truy cập vào server, chỉ việc chỉnh sửa qua giao diện có sẵn thông qua vài cú nhấp chuột.


Chỉnh sửa trang Web thật dễ dàng với CMS

3. Các chức năng chính của CMS

CMS giữ vai trò thiết yếu trong việc điều khiển và vận hành trang Web. Những chức năng chính bao gồm:

  • Tạo nội dung trên trang Web.
  • Lưu trữ nội dung trên trang Web.
  • Chia sẻ và di chuyển nội dung trang Web.
  • Quản lý, phân quyền giữa các người dùng.


CMS hỗ trợ phân quyền người dùng dễ dàng

4. Ưu, nhược điểm của CMS

4.1. Ưu điểm

Là một giải pháp lý tưởng, đơn giản cho việc kiểm soát và quản lý trang Web. CMS mang những ưu điểm sau:

  • Dễ dàng cài đặt, sửa đổi và cập nhật mã nguồn cho trang Web.
  • Không cần khả năng lập trình từ người sử dụng CMS.
  • Có sự tùy biến từ bộ giao diện có sẵn.
  • Khả năng mở rộng chức năng thông qua các công cụ mở rộng như là SEO, bảo mật, newsletter, cửa hàng online,…
  • Dễ dàng phân quyền người dùng từ khác, quản trị viên, admin,…
  • Có cộng đồng những người sử dụng lớn đặc biệt các CMS lớn.

4.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, CMS tồn tại những nhược điểm sau:

  • Không có giao diện đặc thù cho trang Web của bạn, các giao diện có sẵn thường sẽ khiến bạn “đụng hàng” với các giao diện trang Web khác.
  • Các themes được thiết kế sẵn thường bị rập khuôn. Mặc dù themes có thể cho phép bạn chỉnh giao diện nhưng nếu bạn chọn một cái quá phổ biến thể nào bạn cũng đã thấy nó trùng với các Website khác trên mạng.
  • CMS có độ linh hoạt thấp hơn so với những Website tự code. Nếu bạn muốn một tính năng độc nhất nào đó bạn sẽ cần phải thuê lập trình viên để thiết lập nó. CMS không hỗ trợ những tính năng linh hoạt, độc đáo như những trang Web tự lập trình. 
  • Trang Web sử dụng CMS là mục tiêu béo bở cho các hacker bởi tính thiếu bảo mật và người dùng CMS thường không có kiến thức lập trình.
  • CMS không tối ưu tốt cho tốc độ tải trang Web. Cần sự trợ giúp từ các tiện ích mở rộng để đẩy nhanh thời gian tải Web hơn. 
  • CMS có thể làm Website chậm lại. Các trang sẽ không load nhanh như là những trang Web được code thủ công. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần trợ giúp từ plugin và extensions để tối ưu thời gian tải trang, hay tăng tốc Website.


CMS có những mặt lợi và hại trong việc quản lý trang Web

5. So sánh giữa CMS với EMS và WCMS

Khi doanh nghiệp phát triển lớn hơn, bạn có thể phân vân khi chọn phần mềm phù hợp để sử dụng.
Khi doanh nghiệp phát triển lớn hơn, bạn có thể phân vân khi chọn phần mềm phù hợp để sử dụng.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển lớn hơn, bạn có thể phân vân khi tìm kiếm phần mềm phù hợp để sử dụng. Nhiều người dùng đặt ra câu hỏi sự khác biệt giữa EMS, WCMS và CMS là gì? Nên sử dụng phần mềm nào để mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp?

  • CMS thường được coi là một tập hợp con của WCMS và ECM. Như đã nói ở trên, CMS là phần mềm được sử dụng để phát triển, chỉnh sửa, quản lý và xuất bản nội dung. CMS hoạt động tốt nhất với nội dung có cấu trúc, chẳng hạn như tài liệu hoặc bản ghi cơ sở dữ liệu, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để quản lý nội dung như tệp Video và âm thanh.
  • ECM (quản lý nội dung doanh nghiệp) có thể quản lý nội dung có cấu trúc và không có cấu trúc. Bạn có thể sử dụng ECM để kết hợp các chiến lược nội dung, phần mềm, công cụ để quản lý nội dung một cách hiệu quả.
  • WCMS (hệ thống quản lý nội dung Web) được hầu hết các chuyên gia trong ngành coi là một tập hợp con của CMS. Ranh giới giữa WCMS và ECMS rất mỏng manh. Yếu tố khác biệt chính là WCMS thường được áp dụng nhiều hơn cho nội dung Web, trong khi ECMS đề cập đến quy trình kinh doanh toàn diện.


Bảng so sánh sự khác nhau giữa ECM và WCM

6. Cách để lựa chọn CMS phù hợp

Để lựa chọn CMS phù hợp, có các yếu tố bạn cần cân nhắc như sau:

  • Bạn cần làm trang Web cho mục đích gì? Nếu blog cá nhân thì có thể lựa những CMS tối ưu cho blog như WordPress, trang Web doanh nghiệp thì Drupal,…
  • Ý kiến từ những người từng sử dụng hoặc người thân về các CMS.
  • Bạn cần những chức năng gì trên trang Web của bạn? Có cần gán quảng cáo, mua bán, tích hợp mạng xã hội hay không?
  • Bạn sẵn sàng đầu tư bao nhiêu cho trang Web của bạn. Tùy thuộc vào mức đầu tư bạn bỏ ra chọn được CMS phù hợp với nhu cầu,


Hãy cân nhắc từng yếu tố để chọn ra CMS tối ưu nhất

7. Phân loại CMS

- CMS mã nguồn mở (Open Source)

Các CMS mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thế giới. Chạy trên nền tảng mở, có khả năng tùy biến rất sâu và được tích hợp rất nhiều tính năng cơ bản do sự hoàn thiện trong thời gian dài.

- CMS tự tạo, nội bộ

CMS dạng này sẽ được xây dựng từ đầu. Tốn rất nhiều công sức và chi phí để tạo ra CMS nội bộ. Tuy có nhiều khó khăn những người sử dụng sẽ tận hưởng một CMS theo ý của mình, tôi ưu hóa nhất cho công ty.

- CMS được xây dựng sẵn và mất phí

Đây là các CMS được các nhà phát triển xây dựng sẵn và đóng gói. Người dùng chỉ việc mua giấy phép, đóng phí thường niên là có thể sử dụng. Mọi lỗi liên quan tới CMS đều do bên cung cấp hỗ trợ sửa lỗi và nâng cấp.


Có nhiều loại CMS khác nhau, tùy vào mục đích và quy mô trang Web

8. Một số CMS phổ biến hiện nay

- WordPress

WordPress là CMS rất phố biến, chiếm hơn 30% lượng trang Web trên toàn cầu. Được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ PHP, thường được dùng trong lĩnh vực bất động sản và thương mại điện tử quy mô nhỏ.

Một số CMS phổ biến được nhiều người sử dụng hiện nay

Một số CMS phổ biến được nhiều người sử dụng hiện nay

- WordPress

WordPress là CMS số 1 từ lâu. Đó là CMS rất phố biến, chiếm hơn 30% lượng trang Web trên toàn cầu. Được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ PHP, thường được dùng trong lĩnh vực bất động sản và thương mại điện tử quy mô nhỏ. Dựa theo thống kê của BuiltWith, CMS mã nguồn mở này chiếm hơn 30% số lượng Website trên toàn thế giới. Nó bắt đầu từ một nền tảng tạo blog và phát triển thành một nền cho đa dạng các loại Website như bây giờ, từ trang danh mục sản phẩm (portfolios) đến site thương mại điện tử. Độ phổ biến lớn của WordPress không phải là không có lý, nó vô cùng linh hoạt và có thể “biến hình” thành muôn vàn cách sử dụng. Có hàng ngàn themes và plugin để bạn có thể tận dụng điều chỉnh Website, dựa vào nhu cầu chính xác bạn cần là gì.

- Joomla

Joomla phổ biến chỉ sau WordPress. Rất thích hợp với người dùng không có chuyên môn cao do giao diện thuận tiện, dễ sử dụng. Tuy nhiên, không có quá nhiều tính năng nổi trội.

- Magento

Magento là CMS mã nguồn mở. Có khả năng tùy biến rất rộng, người dùng có thể tự chọn giao diện hay cấu hình trang Web tùy theo ý thích.

- Opencart

Là một CMS được xây dựng để tối ưu cho việc bán hàng online trên trang Web.

- Drupal

Drupal à một CMS dành cho dân chuyên nghiệp, được dùng nhiều bởi các tập đoàn lớn trên thế giới. NASA, Tesla, Sony Music, Nokia, và các doanh nghiệp lớn khác đều chọn Drupal để làm hệ thống quản trị nội dung của họ. Drupal sites có thời gian load time cực tốt và bảo mật cao. Drupal có những modules được cài sẵn, hoạt động mượt mà, tương thích với rất nhiều công cụ thống kê và marketing khác.

Muốn tạo một Website với Drupal? Hãy liên hệ với chúng tôi để có giải pháp hoàn chỉnh.

Nên nhớ rằng nền tảng blog bạn đang xem (module của Website www.tigosoftware.com) được phát triển và mở rộng từ Drupal framework. Chúng tôi có các chuyên gia đầu ngành trong nền tảng Drupal nói riêng và CMS nói chung.

St