Sơ lược về Stakeholder trong dự án

Xem thêm:

1. Stakeholders (đừng nhầm với Stockholder/shareholder – cổ đông nhé): là những người/ nhóm người có quyền lợi nhất định đối với việc thực thi dự án. Họ có ảnh hưởng tới dự án và phạm vi ảnh hưởng của những người khác nhau sẽ khác nhau.

2. Owners: Là người đại diện cho quyền lợi Stakeholder bằng cách đảm bảo rằng dự án đem lại giá trị cho họ. Những người này sẽ chịu trách nhiệm tiếp cận, tìm hiểu quyền lợi các Stakeholders, nhằm đem lại giá trị lớn nhất.

 

Một dự án có thể có một hoặc nhiều Product Owner đại diện cho những Stakeholders khác nhau, tuỳ quy mô dự án. Nếu như chỉ có một Product Owner, thường người này sẽ chính là Project Manager.

VÍ DỤ MINH HỌA

Để hiểu rõ hơn, lấy ví dụ về một sản phẩm thương mại, chẳng hạn như một Website thương mại điện tử. Các mô hình thương mại điện tử có thể khác nhau, nên chỉ lấy ví dụ giả định về Stakeholders như sau :
1. Các bộ phận trong công ty
a. Phòng kỹ thuật
b. Phòng tài chính, kế toán
c. Phòng logistics
d. Phòng marketing
e. Phòng dịch vụ khách hàng
2. Các cổ đông trong công ty
3. Các giám đốc có liên quan
4. Khách hàng
a. Nhà cung cấp
b. Người mua hàng
5. Các công ty đối tác
6. Các đối thủ cạnh tranh (Có ai hỏi: “Giá trị tạo ra cho các đối thủ là gì?” Do vậy sự cạnh tranh cũng là một giá trị)

3, Ma trận stakeholders


Tại sao phải quan tâm đến các stakeholders?

  • VUCA: Biến động (Volatile), không chắc chắn (Uncertain), phức tạp (Complex) và mơ hồ (Ambiguous).
  • Một dự án, chính sách luôn có đối tượng chịu tác động. Họ có thể ủng hộ hay chống đối dự án.
  • Việc hiểu và nắm bắt các bên liên quan ngay từ ban đầu giai đoạn thiết kế sẽ giúp ta tạo liên minh hoặc giảm thiểu sự chống đối.

 

Thí dụ về flows quan hệ giữa các vai trò trong dự án, thể hiện các chiều đối nội, đối ngoại hết sức phức tạp khi xem xét các stakeholders.

Ý NGHĨA

Tìm hiểu quyền lợi, nhu cầu và yêu cầu của những đối tượng trên là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực lớn và quá trình Trial & Error. Nói cách đơn giản hơn, đây là việc thấu hiểu sản phẩm. Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận, tìm hiểu, đưa quy trình phát triển, quản lý cũng như cải tiến sản phẩm với chi phí và thời gian hợp lý là việc của Project Manager.

Đương nhiên có rất nhiều phương pháp tiếp cận, chẳng hạn như Lean Product Development, một phương pháp đang được áp dụng ngày càng phổ biến trong phát triển phần mềm.

Tags