Văn hóa Nhật Bản có vô số những khái niệm hay dùng để miêu tả bản ngã của con người. Nếu như Ikigai chính là phương pháp giúp bạn tìm ra động lực để sống vui mỗi ngày. Thì hansei, chính là chìa khóa cải thiện bản thân. Được ứng dụng đúng cách, bạn có quản lý doanh nghiệp hiệu quả và giúp nhân viên của mình phát triển toàn diện tiềm năng của họ đấy!
Vậy Hansei là gì?
Hansei là một từ khó định nghĩa cụ thể, đại khái ý nghĩa của từ này mô tả hành động “nhận ra lỗi sai của bản thân và tìm cách khắc phục” hoặc “tự phản ánh”. Trong một vài trường hợp, từ này còn được dùng để định nghĩa quá trình học tập không ngừng nghỉ. Tóm lại, còn hansei là còn tiếp tục cải thiện và phát triển bản thân.
Chúng ta thường mắc sai lầm ở việc không dành thời gian soi chiếu bản thân. Bất cứ loại công việc nào mà ta làm đều sẽ tạo ra giá trị nhất định, và nhiệm vụ tiếp theo sau khi hoàn thành chúng chính là dành thời gian đánh giá hiệu quả công việc. Quá trình này cho bạn biết được bạn đã làm tốt ở đâu, khuyết điểm cần cải thiện là gì để hoàn thiện cho những lần sau.
Tại Nhật Bản, triết lý này được ứng dụng cho mọi tầng lớp. Người Nhật đưa chúng vào giáo dục để dạy cho con trẻ biết cách đảm đương trách nhiệm từ khi còn bé. Trong chính trị, khi các lãnh đạo quốc gia làm sai đều chủ động cúi gập người trước công chúng để nhận lỗi và tạm dừng các hoạt động một thời gian dài.
Điều tương tự cũng tồn tại trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Chắc bạn đã từng nghe đến câu chuyện lãnh đạo và nhân viên của một hãng kem cúi đầu xin lỗi khách hàng, với lý do tưởng chừng rất nhỏ: Tăng giá kem sau 25 năm. So với văn hoá phương Tây, đặc biệt là Mỹ, khi bạn nói “Tôi xin lỗi” có nghĩa là bạn đã thừa nhận việc mình làm sai. Còn tại Nhật, cúi đầu xin lỗi là chuyện không hiếm gặp ở các doanh nghiệp hoặc trong sinh hoạt bình thường.
Hay trong trường hợp của Toyota, hãng xe này cho biết dù họ có thành công hay thất bại ở bất cứ kế hoạch nào đi chăng nữa, vẫn luôn có một buổi họp Hansei được tổ chức sau đó. Theo Toyota, những buổi họp này giúp cả công ty nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu xuyên suốt quá trình làm việc. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cũng như lập kế hoạch phát triển tốt hơn trong tương lai.
Khai thác tiềm năng quản lý với triết lý hansei
Như đã đề cập ở trên, nếu được ứng dụng đúng cách, triết lý này sẽ không những giúp bạn cải thiện bản thân mà còn giúp bạn phát huy tiềm năng quản lý doanh nghiệp. Vậy bắt đầu thực hành từ đâu?
Một quy trình hansei sẽ gồm 3 bước chính:
- Bước 1 – Nhận ra được vấn đề: Dù kết quả công việc của bạn có thành công hay không, sẽ luôn tồn tại những lỗi nhỏ tiềm ẩn bên trong. Bản chất của chúng ta chính là không thể ngồi yên một chỗ quá 15 phút. Dành 15 phút mỗi ngày để chìm vào những suy nghĩ, để hồi tưởng lại quá trình làm việc của bạn có mắc phải những lỗi nào cần khắc phục không?
- Bước 2 – Đảm đương trách nhiệm: Triết lý hansei cũng định nghĩa rằng, có thể những lỗi xảy ra xuyên suốt quá trình làm việc là vô hại, nhưng chúng sẽ tốt hơn nếu bạn khắc càng sớm càng tốt.
- Bước 3 – Khắc phục hậu quả/Cải thiện kết quả bằng những hành động cụ thể: Bên cạnh dành thời gian để tự phản ánh, bạn cần ghi chú lại và lên kế hoạch khắc phục cho các lần sau.
Trong quản lý doanh nghiệp, thực hành triết lý hansei sẽ đem đến cho các nhà lãnh đạo những lợi ích như:
- Nhanh chóng phát hiện vấn đề: Khác với việc chúng ta đánh giá nhân viên định kỳ hằng năm, ứng dụng hansei chính là quá trình đánh giá bản thân mỗi ngày. Thông qua việc dành thời gian nhìn lại chính mình, nhà lãnh đạo sẽ dễ dàng nhận ra vấn đề mà họ đã bỏ sót xuyên suốt quá trình làm việc. Phát hiện càng sớm, khả năng khắc phục và tránh rủi ro càng cao! Sở hữu năng lực “đọc vị” vấn đề dù nhỏ hay lớn, là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
- Khả năng chịu trách nhiệm và cải thiện sau thất bại: Khi thực hành triết lý này thường xuyên, nó sẽ dần trở thành một thói quen hằn sâu trong đầu bạn. Phần lớn cuộc đời của bạn, việc gặp thất bại sẽ thường xuyên khiến xảy ra. Đặc biệt, khi bạn là người đứng đầu của cả một tập thể, sẽ khó tránh khỏi việc liên tục đảm đương những trọng trách khó nhằn. Vì vậy hãy luôn sẵn sàng để đối phó với chúng một cách tốt nhất để nhân viên noi theo.
- Thay đổi nhận thức về vấn đề: Xã hội hiện đại đòi hỏi người lãnh đạo bên cạnh chuyên môn và kỹ năng quản lý còn cần phải có một góc nhìn khác biệt. Hansei thúc đẩy những luồng suy nghĩ sâu sắc hơn về một vấn đề đơn giản. Nó còn giúp không chỉ người lãnh đạo, mà nhân viên của họ trưởng thành hơn trong cách nhìn nhận lỗi sai của bản thân, rằng bạn có lỗi sai không phải vì bạn yếu kém, mà vì chúng ta đều là những cá nhân giống nhau. Chứng nào bạn vẫn còn biết bản thân sai ở đâu, thì bạn sẽ còn phát triển.
Nguồn: Sưu tầm