Đang cảm hứng thì trải nghiệm, nhưng các bạn tin tôi đi, chỉ một thời gian nữa, vẫn chỉ một mình sư, với đôi chân bền bỉ của mình tự rong ruổi muôn nơi.
Thích Minh Tuệ đã thực hành "hạnh đầu đà" được 6 năm và 4 lần đi bộ từ Nam ra Bắc rồi quay về lại. Nhưng chuyến đi thứ lần thứ 4 này thì lại vô tình gây ra rất nhiều sự ồn ào do sự tò mò và tán thán của công chúng.
Lần này, chính ông cũng nói rằng bản thân không lôi kéo sự chú ý của người dân. Khi có người muốn đi theo với ông về Hà Giang, ông đã đáp rằng “Nếu thấy an lạc, hạnh phúc thì cứ đi, con không mời cũng không xua đuổi ai cả”.
Sư Minh Tuệ đã tu như vậy gần 7 năm, hẳn là bậc cao thủ về sự kiên nhẫn. Chúng ta chỉ cần học được 1/1000 lần của sư đã rất thành công.
Để tu được như sư Minh Tuệ, phải hội tụ vô vàn những đức tính: dũng cảm, kiên nhẫn, khiêm tốn, thật thà… Nói theo cách nhà Phật, đủ nhân duyên mới thành!
Nhưng chúng ta có thể học được từ vị sư này, ngay tại nhà mình, ngay bây giờ và tại đây mà không nhất thiết phải có một hình thức, cũng như trải nghiệm khổ hạnh như sư Minh Tuệ.
Đầu tiên, chúng ta học được sự kiên nhẫn – đây là một đức tính gần như quyết định sự thành công của con người. Sư Minh Tuệ đã tu như vậy gần 7 năm nay, hẳn là bậc cao thủ về sự kiên nhẫn. Chúng ta chỉ cần học được 1/1000 lần của sư đã rất thành công. Hãy nhớ rằng ngay cả khi thời đại chúng ta đem lại hàng ngàn cơ hội nhờ thông tin và kiến thức rất sẵn có và nhanh chóng, nhưng tin tôi đi, nếu bạn khởi nghiệp chưa chắc bạn đã thành công sau 7 năm như sư Minh Tuệ.
Thứ hai, chúng ta nhận ra rằng, môi trường xung quanh không cần phải thay đổi, cứ thuận tự nhiên mà sống, nếu ai đó làm mình khó chịu thì tránh đi, ai đó đã trót hãm hại mình thì cố gắng quên đi, ai đó đang nợ tiền mình mà không trả thì cũng tạm quên đi… Vấn đề là mình sẽ quyết tâm thay đổi bản thân mình, tìm mọi cách để tạo ra những thói quen tốt (tập thể dục, hạn chế nhậu nhẹt…), cố gắng tạo ra tinh thần tích cực, hướng về những điều đẹp đẽ, mượn đạo tạo đời… Khi mình thay đổi, tự nhiên xung quanh cũng thay đổi.!
Thứ ba, bắt đầu hiểu rằng, những tranh cãi, thắng thua, ganh đua, đấu đá, thiệt hơn… không còn quan trọng nữa, nó vô nghĩa và chỉ mang lại năng lượng tiêu cực mà thôi. Tự nhiên, chúng ta sẽ hình thành sự khiêm tốn, biết mình, biết người, biết sự thật của cuộc sống là rất giản dị và dễ sống…
Người ta hỏi ông ‘Nếu có người đánh thầy thì thầy phản ứng ra sao?’ Ông trả lời rất khiêm tốn ‘Con sẽ đứng cho người ta đánh và con không hề tránh né cũng không hề trách móc.’
‘Nếu có người giết thầy thì thầy sao?’
‘Thân xác này là trò bụi giết đi để được trở về với chánh đạo, được giải thoát, con không kết án người đó‘.Tâm ông bình an. Giữa dòng đời vạn biến, tâm ông vẫn bất biến là vì thế.
Thứ tư, qua sự xuất hiện của sư Minh Tuệ, chúng ta mới thấy, để sống, để thở, để đi cả ngày mà sư chỉ ăn có mỗi một bữa chay tịnh, uống vài ngụm nước. Như vậy, vật chất không quá quan trọng, tiền bạc không phải mục tiêu để hạnh phúc, mà tất cả chỉ là phương tiện, quan trọng là cách dùng…
Thứ năm, danh tiếng, thương hiệu… sẽ tự đến, nếu chúng ta đủ kiên nhẫn và trong sáng tột cùng với công việc của mình đang có. Sư Minh Tuệ là một ví dụ cho điều này, sư không có quyền lực, chức tước, nhà cửa, tiền bạc… nhưng sư đã rất nổi tiếng!
Còn rất nhiều điều để chúng ta chiêm nghiệm và học tập từ vị sư tuyệt vời này. Đây là một làn nước mát, tưới lên cái không khí ngột ngạt của thời mạt pháp, nhiễu nhương, thật giả lẫn lộn…
Chúng ta thấy đó, khi đã hội đủ nhân duyên, ánh dương sẽ xuất hiện để chúng ta tự nhìn rõ nhiều điều!
Cảm ơn sư Minh Tuệ, chúc Ngài chân cứng đá mềm, tịnh tấn rực rỡ trên con đường tu tập của mình!
A Di Đà Phật!
HOÀNG A SÁNG