PMP

52 THUẬT NGỮ PMP® DỄ GÂY NHẦM LẪN & GIẢI THÍCH CHUYÊN SÂU

Body
Đối với nhiều người, kỳ thi PMP® khá khó để vượt qua. Thực tế là có rất nhiều “biệt ngữ” (những thuật ngữ với ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh quản lý dự án/PMBOK®) đã làm tăng độ khó lên. Ngay cả khi bạn là người quản lý dự án dày dạn kinh nghiệm, các thuật ngữ trong PMBOK® cũng có thể gây khó hiểu cho bạn, nếu bạn chưa bao giờ thực hiện các dự án dựa trên khung Hướng dẫn PMBOK®.

Job shadowing là gì? Reverse shadowing là gì?

Body

Work shadowing là gì? Job shadowing là gì?

Work shadowing (hay còn gọi là job shadowing) tạm dịch là “Núp bóng công việc” hoặc “Theo dõi công việc”. Job shadowing là một chương trình học tập thông qua công việc (on-the-job learning), phát triển nghề nghiệp và phát triển lãnh đạo. Người Mỹ hay nói "Shadow your peers", nghĩa là hãy học hỏi từ đồng nghiệp, luôn cầu thị để học từ kinh nghiệm xung quanh.

Job shadowing tương tự như stretch assignment, một thuật ngữ trong PMP.

Các giải pháp giải quyết khi có xung đột xảy ra trên đường găng

Body
Đường găng là "long mạch" của dự án, là con đương gạch vàng (yellow brick road). Đó là con đường tối ưu mà bạn không thể rút ngắn hơn nữa. Chính vì nó tối ưu nên xung đột có thể xảy ra nếu như lý thuyết không thực sự giống như thực tế.

Các khái niệm trên đường găng: CPM, CCPM, Lead time, Lag time, Buffer, Work contour

Body
Là một quản lý dự án chuyên nghiệp, đã bao giờ chúng ta gặp các khái niệm này trên "đường đời"? Nếu bạn chỉ nắm được 30% (chủ yếu là Critical Path Method - CPM) thì khả năng là bạn sẽ không dưới một lần mất kiểm soát trong quản lý dự án và quản lý nguồn lực, tệ hơn nữa là thất bại ít nhất một dự án. Còn nếu bạn chưa gặp khái niệm CPM, tôi khuyên bạn không nên nhận vị trí PM. Bạn cần làm trợ lý (associate PM) cho một PM nào đó để lấy kinh nghiệm.

Hiệu ứng Halo effect trong quản lý nhóm dự án

Body
Hiệu ứng hào quang (tiếng Anh: Halo effect) hay còn gọi là hiệu ứng lan tỏa là một xu hướng nhận thức về những ấn tượng tích cực của một người, công ty, thương hiệu hoặc sản phẩm trong một lĩnh vực, có ảnh hưởng tích cực đến ý kiến hoặc cảm xúc của một người trong các lĩnh vực khác. Nó được coi là một loại sai lệch nhận thức và ngược lại với hiệu ứng sừng (horn effect).

Các bí quyết giải quyết xung đột áp dụng cho mọi hoàn cảnh

Body

Xung đột không chỉ xảy ra giữa người với người, mà còn xảy ra trong chính công việc (bế tắc không có giải pháp). Xung đột có thể nhỏ hay lớn. Cách giải quyết xung đột cần dựa vào các yếu tố: Lợi ích lâu dài của mối quan hệ, thành công của công việc, thời gian hoàn thành nhanh chóng...

Giải quyết xung đột là gì?

Giải quyết xung đột liên quan đến việc làm giảm, loại trừ hay khử đi mọi hình thức và dạng xung đột. Có 5 dạng quản lý  xung đột được xác định bởi Thomas và Kilmann, đó là: cạnh tranh, thỏa hiệp, cộng tác, tránh và hòa giải.

Biểu đồ tương đồng (Affinity diagram) là gì? Lợi ích và các bước thực hiện

Body
Biểu đồ tương đồng (tiếng Anh: Affinity diagram) được sử dụng để giải quyết các vấn đề chính yếu. Đây là một công cụ rất có hiệu quả để phân tích tìm ra vấn đề cần xem xét trong một tình huống hỗn độn.

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN - PROJECT RISK MANAGEMENT

Body
Thực hiện quản lý rủi ro (risk management) giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề trong dự án và giúp các vấn đề khác ít xảy ra hơn hoặc giảm mức độ ảnh hưởng của nó đối với dự án (đối với mối nguy – rủi ro xấu). Đồng thời, quản lý rủi ro hiệu quả giúp tăng khả năng và/hoặc tác động của nó tới dự án (đối với cơ hội – rủi ro tốt). Và khi chúng ta loại bỏ các mối nguy và gia tăng cơ hội, thì tiến độ, chi phí của dự án có thể được giảm xuống, phản ánh kết quả của nỗ lực quản lý rủi ro. Đây là những lợi ích của quản lý rủi ro và lý do quản lý rủi ro là một phần bắt buộc của quản lý dự án.