Trước khi đi vào bài viết, chúng ta hãy thử đặt một câu hỏi thú vị như sau:
CÂU HỎI: Nếu Phật giáo tốt như vậy, tại sao một số nước theo đạo Phật li nghèo đến thế?
Truyện kể rằng, có lần một Bà-la-môn đến gặp Đức Phật và hỏi Ngài như sau:
Bà-la-môn: “Bạch Thế Tôn, các đệ tử của Ngài tuyên bố rằng Pháp (Giáo lý) của Ngài là hoàn hảo và nguyên thủy, vậy mà con thấy một số đệ tử của Ngài đã lạc lối! Làm sao chuyện này có thể xảy ra được?”
Đức Phật: “Thưa Bà-la-môn, con có biết con đường từ kinh đô Magadha đến kinh đô Kosala không?” (Hai vương quốc vào thời Đức Phật)
Bà-la-môn: “Ồ vâng thưa Thế Tôn! Giống như lòng bàn tay của tôi vậy!”
Đức Phật: “Hỡi Bà-la-môn thân mến, điều gì sẽ xảy ra nếu có ai đó hỏi bạn đường đi từ thủ đô Magadha đến thủ đô Kosala và bạn chỉ đường cho người đó một cách chính xác? Vậy mà bạn lại phát hiện ra rằng… người đó đã đi lạc đường?”
Đức Phật đã dạy các cư sĩ cách sống một cuộc sống đạo đức đồng thời cải thiện kinh tế. Nếu người cư sĩ không thực hành những gì Đức Phật đã dạy và cuối cùng trở nên nghèo khổ và bị áp bức, thì liệu Phật giáo (Đức Phật và Giáo lý của Ngài) có thể bị đổ lỗi về điều đó không.
Đây là một câu nói rất có giá trị của người giàu nhất thế giới:
“Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải lỗi của bạn NHƯNG nếu bạn chết trong nghèo khó, đó là lỗi của bạn!” - Bill Gates
Chúng ta có thể xuất thân nghèo khó. Có người coi đó là lí do để ý lại, dựa vào đó để bao biện cho sự lười biếng, trì trệ của bản thân. Có người lại coi đó là động lực để vươn lên, cải thiện cuộc sống. Như vậy, lựa chọn thái độ sống như thế nào là ở mỗi người.
Người ta nói rằng: “kiếm tiền là chuyện của tài năng…”. Con người có thể kiếm ra đồng tiền bằng sức lao động chân chính (lao động chân tay và lao động trí óc), bằng sự cần cù, nhẫn lại, bằng quyết tâm làm giàu và những nỗ lực không ngừng nghỉ… Để không rơi vào tình cảnh nghèo khó, người ta còn phải biết sử dụng đồng tiền phù hợp, biết tiết kiệm, tích cóp, đầu tư sinh lời...
Tóm lại, nếu bạn để mình chết đi trong nghèo khó nghĩa là bạn hoặc đã không chăm chỉ cần cù làm lụng, phát huy năng lực của mình, hoặc đã thiếu kiên nhẫn, ý chí vươn lên, hoặc đã sử dụng đồng tiền không đúng cách……tất cả những điều đó đều khiến bạn trở thành người đáng trách, có lỗi với chính cuộc đời mình.
Dẫn chứng: Rất nhiều người xuất thân nghèo khó đã trở nên giàu có hay ít nhất cũng có một cuộc sống ổn thỏa khi họ chăm chỉ làm lụng, quyết tâm thay đổi cuộc đời. Tác giả câu nói này là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới. Bản thân thành công của ông là một tấm gương, một bài học cho bất kì ai muốn và quyết tâm không chịu để mình “chết trong nghèo khó”.
- Tất nhiên, trong cuộc sống có những người “chế trong nghèo khó” nhưng không hoàn toàn do lỗi của họ (Rủi ro, thien tai, tai nạn, cướp bóc, chiến tranh, bệnh tật…..)…Những con người như thế cần được đồng tâm chia sẻ.
- Không phải ai cũng được sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế tốt. Không sao, điều đó không nói nên điều gì về con người của bạn. Vì bạn chính là người sẽ làm nên cuộc đời mình nên người đời chỉ đánh giá bạn qua việc bạn có để mình “chết đi trong nghèo khó” không.
- Câu nói có ý nghĩa khích lệ động viên rất lớn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người xuất thân nghèo khó. Làm giàu là một khát vọng chính đáng và không phải là điều viển vông. Điều quan trọng là bạn phải có đủ ý chí, quyết tâm và ý thức về việc tìm ra cách nào đúng nhất, phù hợp nhất để kiếm tiền với bản thân mình.
Quay lại với câu hỏi ban đầu, thay vì đi tìm câu trả lời cho những người nghèo trong đó đạo Phật là tôn giáo chính, thì tại sao ta không đặt câu hỏi: Tại sao những nước con rồng, con hổ của thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có xuất thân từ các quốc gia theo đạo Phật?
Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên, và thường xuyên gặp thiên tai (động đất, sóng thần, bão...), đó là một quốc gia "sinh ra ở vạch nguồn": không có thứ gì trong tay ngoài trí tuệ và nền tảng tư tưởng của Phật giáo thiền tông (Zen Buddhism). Người Nhật đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, họ sinh ra trong nghèo khó nhưng bằng sự nỗ lực cùng tinh thấn Samurai đã giúp họ thoát nghèo, thoát khổ để trở thành siêu quốc trên thế giới.
Người Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc xem Đạo Phật như một Triết học phương Đông thay vì xem là thứ tôn giáo độc thần (Monotheism religion) như nhiều quốc gia khác quan niệm.